http://ojs.jomc.vn/index.php/vn/issue/feedTạp chí Vật liệu & Xây dựng - Bộ Xây dựng2023-02-17T07:44:58+00:00Tạp chí Vật liệu & Xây dựngcontact@jomc.vnOpen Journal Systems<div class="description"> <p><strong>Tạp chí Vật liệu và Xây dựng </strong></p> <p>Tạp chí Vật liệu và Xây dựng là tạp chí khoa học của Viện Vật liệu xây dựng (VIBM), tiền thân là Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển Vật liệu xây dựng (ISSN1859-381X), được thành lập ngày 16/02/2011 theo Giấy phép số 175/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông với số lượng xuất bản ban đầu là 04 số/năm, ngôn ngữ thể hiện bằng tiếng Việt. Năm 2014, Bộ Thông tin và Truyển thông cho phép Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển VLXD tăng kỳ xuất bản và bổ sung ngôn ngữ tiếng Anh (Journal of Building Materials Research and Development – ISSN1859-381X) theo Giấy phép số 221/GP-BTTTT ngày 17/07/2014.</p> <p>Với mục tiêu phát triển Tạp chí theo hướng mở rộng lĩnh vực, nội dung, tăng cường chất lượng và số lượng, hướng tới hội nhập quốc tế, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển vật liệu xây dựng đã đề nghị và được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp Giấy phép (số 564/GP-BTTTT ngày 03/12/2020) đổi tên thành Tạp chí Vật liệu và Xây dựng – Journal of Materials and Construction. Tạp chí Vật liệu và Xây dựng là tạp chí khoa học có phản biện, đăng tải các bài báo khoa học thuộc lĩnh vực vật liệu xây dựng; cơ khí xây dựng; kiến trúc và qui hoạch; kinh tế và quản lý xây dựng; hạ tầng kỹ thuật và môi trường xây dựng,…</p> <p>Website chính thức của Tạp chí bằng tiếng Việt (ISSN1859-381X) và Tạp chí bằng tiếng Anh là (ISSN 2734-9438) tương ứng như sau:</p> <p><a href="http://jomc.vn/en">http://jomc.vn/vn</a></p> <p><a href="http://jomc.vn/vn">http://.jomc.vn</a><a href="http://jomc.vn/vn">/en</a></p> <p>Để xứng đáng với sự tin cậy của quý bạn đọc và đáp ứng yêu cầu chất lượng cao của Tạp chí, Ban Biên tập Tạp chí rất mong tiếp tục nhận được sự đồng hành, đóng góp nhiệt tình của các nhà khoa học, các chuyên gia, các đối tác trong và ngoài nước bằng cách đóng góp ý kiến, gửi bài đăng trên Tạp chí và đọc phản biện cho các bài báo gửi đến Tạp chí.</p> <p>Xin trân trọng cảm ơn!</p> </div>http://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/429Tính chất cơ học và phản ứng với lửa của vật liệu composite trên cơ sở nhựa epoxy sinh học – diatomite2023-01-09T02:57:28+00:00Nguyễn Quốc Bảonqbao.dhxd@gmail.comHenri Vahabinqbao.dhxd@gmail.comAgustín Rios de Andanqbao.dhxd@gmail.comDavy-Louis Versacenqbao.dhxd@gmail.comValérie Langloisnqbao.dhxd@gmail.comCamille Perrotnqbao.dhxd@gmail.comNguyễn Vũ Hiệunqbao.dhxd@gmail.comSalah Nailinqbao.dhxd@gmail.comEstelle Renardnqbao.dhxd@gmail.com<p>Bài báo trình bày kết quả phát triển vật liệu composite mới nguồn gốc tự nhiên trên cơ sở nhựa epoxy resorcinol sinh học – diatomite bằng quy trình xanh hai giai đoạn dựa trên đặc tính “sống” của sự trùng hợp cation. Bao gồm sự khởi đầu phản ứng bằng ánh sáng và sau đó là sự hóa rắn không cần ánh sáng dưới tác dụng nhiệt, quy trình này cho phép thu được các composite epoxy-diatomite dày và không trong suốt mà không cần dùng bất cứ dung môi hay chất hóa rắn gốc amine nguy hại nào. Các ảnh hưởng của hàm lượng diatomite đối với các tính chất cơ học và phản ứng với lửa của những composite này đã được khảo sát. Trên cơ sở đánh giá các tính chất này, composite thu được với diatomite chiếm 40% khối lượng được xem như composite tối ưu. Composite này có mô đun uốn là 3,6 MPa và ứng xử làm chậm cháy đáng chú ý với đỉnh tốc độ tỏa nhiệt (peak of Heat Release Rate - pHRR) 132 W/g và tổng lượng tỏa nhiệt 6 kJ/g ghi nhận được trong phân tích nhiệt lượng kế dòng đốt cháy nhiệt phân (Pyrolysis Combustion Flow Calorimetry - PCFC).</p>2023-02-17T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Vật liệu & Xây dựng - Bộ Xây dựnghttp://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/430Nghiên cứu xây dựng định mức tiêu hao năng lượng cho ngành công nghiệp sản xuất gạch ceramic tại Việt Nam2023-01-09T03:00:03+00:00Cao Thị Tú Maimaimt93@gmail.comNguyễn Thị Tâmmaimt93@gmail.comTrần Thị Phương Thúymaimt93@gmail.com<p>Suất tiêu hao năng lượng (Specific Energy Consumption - SEC) được xây dựng cho nhiều đơn vị sản xuất, trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau như một chỉ số hiệu quả năng lượng chính để cải tiến quá trình sản xuất và kiểm soát tiêu thụ năng lượng. Định mức tiêu hao năng lượng là chỉ số SEC được quy định riêng cho từng ngành sản xuất công nghiệp, như một giá trị tham chiếu mà các đơn vị sản phải tuân thủ. Việt Nam đã nghiên cứu và ban hành nhiều quy định về định mức tiêu hao năng lượng trong các ngành công nghiệp như: công nghiệp nhựa, công nghiệp mía đường, công nghiệp giấy, công nghiệp thép, công nghiệp chế biến thuỷ sản, công nghiệp bia và nước giải khát. Nghiên cứu nhằm xác định suất tiêu hao năng lượng và định mức tiêu hao năng lượng cho ngành công nghiệp sản xuất gạch ceramic của Việt Nam. Chúng tôi đã thu thập và phân tích dữ liệu từ 26 đơn vị sản xuất gach ceramic trên cả nước, chiếm khoảng 60% tổng sản lượng gạch cermic toàn quốc. Kết quả cho thấy, SEC nhiệt trung bình là 1248,4 kcal/kg; SEC điện trung bình là 145,3 kWh/tấn. Kết hợp kết quả tính toán cùng các định hướng, chính sách phát triển ngành của Chính phủ các kịch bản về định mức tiêu thụ năng lượng ngành đã được đưa ra. Việc áp dụng định mức tiêu hao năng lượng có thể giúp giảm khoảng 10,7% tổng nhu cầu năng lượng toàn ngành nhưng cũng sẽ gây các tác động tới hơn 50% số lượng các đơn vị sản xuất hiện nay. Đây sẽ là một một công cụ quan trọng của Bộ Xây dựng giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu tiết kiệm năng lượng, phát triển bền vững và phấn đấu đưa phát thải ròng về “0” vào năm 2050.</p>2023-02-17T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Vật liệu & Xây dựng - Bộ Xây dựnghttp://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/431Ảnh hưởng của phụ gia trợ tương hợp đến tính chất của vật liệu composite nhựa gỗ trên cơ sở nhựa polyethylene tái chế2023-01-09T03:08:36+00:00Nguyễn Quý Annguyenquyan18@gmail.comĐào Quốc Hùngnguyenquyan18@gmail.comLê Văn Longnguyenquyan18@gmail.com<p>Tính chất của vật liệu composite nhựa gỗ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó, yếu tố mang tính quyết định đến tính chất của sản phẩm là khả năng tương tác tại bề mặt tiếp xúc giữa hai pha gỗ-nhựa. Để cải thiện khả năng tương tác giữa hai pha này, qua đó làm tăng cường tính chất cơ học, việc sử dụng các phụ gia trợ tương hợp là rất cần thiết. Trong bài báo này, ảnh hưởng của phụ gia trợ tương hợp MAPE đến các tính chất của vật liệu composite nhựa gỗ trên cơ sở nhựa polyethylene tái chế đã được nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: việc bổ sung thêm MAPE đã cải thiện khả năng gia công của vật liệu ở trạng thái nóng chảy, làm tăng cường các tính chất cơ học và giảm đáng kể độ hấp thụ nước. Quan sát ảnh hiển vi điện tử quét (SEM) cấu trúc của vật liệu cho thấy rằng: khi sử dụng phụ gia tương hợp, bột gỗ phân tán đồng đều hơn trong nền nhựa, không còn sự phân tách pha rõ rệt so với mẫu đối chứng. Khi bổ sung phụ gia tương hợp MAPE với hàm lượng 4 pkl: vật liệu có độ bền kéo tăng khoảng 62 % (từ 6,67 MPa lên 10,84 MPa), độ bền uốn tăng khoảng 73 % (từ 12,26 MPa lên 21,12 MPa).</p>2023-02-17T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Vật liệu & Xây dựng - Bộ Xây dựnghttp://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/432Nghiên cứu công nghệ tái sinh xốp polyurethane (PU) phế thải làm vật liệu cách nhiệt2023-01-09T03:12:12+00:00Đàm Thị Mỹ Lươngluong.dtm@gmail.comMai Ngọc Tâmluong.dtm@gmail.comMai Trọng Nguyênluong.dtm@gmail.comĐỗ Minh Thớiluong.dtm@gmail.comNguyễn Thị Vuiluong.dtm@gmail.com<p>Vật liệu xốp polyurethane (PU) ngày càng được sử dụng phổ biến trong công nghệ điện lạnh và các công trình xây dựng với khả năng cách âm, cách nhiệt nổi bật của nó. Việc sử dụng xốp PU với số lượng lớn cũng kèm theo các vấn đề phát thải lượng xốp PU ngày một tăng, trong khi đó hiện nay tại Việt Nam chưa có một nghiên cứu nào về công nghệ tái chế xốp PU phế thải. Trong bài báo này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng sản phẩm polyol tái sinh được chính nhóm chế tạo thành công từ quá trình tái chế xốp PU phế thải theo con đường glycol phân và sau đó biến tính. Sản phẩm tái chế có các tính chất tương tự như sản phẩm polyol thương mại (dạng nguyên sinh) chế tạo theo phương pháp truyền thống. Nhóm đã tiến hành chế tạo xốp PU cứng tái sinh theo hai phương pháp đổ khuôn tạo tấm và phương pháp phun. Theo đó, sản phẩm polyol tái sinh có thể được sử dụng lên đến 40% (% khối lượng) trong hỗn hợp polyol nguyên liệu và sản phẩm xốp tạo thành có ngoại quan đạt yêu cầu, có hiệu quả về các đặc trưng của một sản phẩm có tính cách âm, cách nhiệt: hệ số dẫn nhiệt, hệ số giảm truyền âm và tỷ trọng đều thấp.</p>2023-02-17T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Vật liệu & Xây dựng - Bộ Xây dựnghttp://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/433Nghiên cứu phát triển xi măng sinh học có nguồn gốc từ thực vật nhằm giảm phát thải CO2 trong lĩnh vực xây dựng2023-01-09T03:15:43+00:00Hoàng Phương Tùnghptung@dut.udn.vnNguyễn Lê Quốc Anhhptung@dut.udn.vnNgô Hữu Hoànghptung@dut.udn.vnNguyễn Thị Minh Xuânhptung@dut.udn.vn<p>Nghiên cứu này sử dụng phương pháp tạo kết tủa CaCO<sub>3</sub> từ Enzyme Urease (Enzyme Induced Carbonate Precipitation - EICP) để sản xuất xi măng sinh học. Enzyme thô (chi phí thấp, thân thiện với môi trường) được chiết xuất từ hạt đậu nành (soybeans) có hoạt tính Urease cao thích hợp cho sản xuất xi măng sinh học. Hoạt tính của enzyme được xác định đồng thời với sự thay đổi pH và độ dẫn điện của dung dịch khi thủy phân urea (CO(NH<sub>2</sub>)<sub>2</sub>). Kỹ thuật EICP dùng để xi măng hóa các mẫu cát hình trụ. Kết tủa tạo ra từ xi măng sinh học có khả năng kết dính các hạt cát lại với nhau vì vậy tăng cường độ của mẫu cát với các giá trị lớn nhất và nhỏ nhất ứng với cường độ nén lần lượt là 1004,2 kPa và 359,9 kPa, đồng thời chèn vào lỗ rỗng giữa các hạt làm giảm tính thấm với độ thấm ban đầu là 10<sup>-1</sup> cm/s, Kết tủa CaCO<sub>3</sub> được xác định bằng các phân tích vi mô sử dụng kỹ thuật nhiễu xạ tia X và kính hiển vi điện tử. Ngoài ra, nghiên cứu còn đánh giá chi phí và lợi ích môi trường về việc giảm phát thải CO<sub>2</sub> so với xi măng Portland thông thường.</p>2023-02-17T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Vật liệu & Xây dựng - Bộ Xây dựnghttp://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/434Nghiên cứu áp dụng hệ thống ô ngăn hình mạng Neoweb trong gia cố ổn định trượt sâu mái dốc2023-01-09T03:18:14+00:00Đặng Thế Vinhvinhdt@utt.edu.vnNguyễn Quốc Tớivinhdt@utt.edu.vn<p>Đất gia cố Neoweb có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực địa kỹ thuật, tuy nhiên, có rất ít thông tin về phân tích hoạt động của mái dốc gia cố Neoweb. Do chiều cao của Neoweb, tấm đệm được gia cố Neoweb có nhiều khả năng cung cấp hiệu ứng dầm hoặc tấm hơn là hiệu ứng màng phẳng. Mục đích của bài báo này là sử dụng mô hình dầm để mô phỏng hành vi của Neoweb như một tấm nền móng có thể chịu được cả ứng suất uốn và ứng suất màng để phân tích độ ổn định của các mái dốc được gia cố Neoweb. Ngoài ra, sức kháng bề mặt giữa Neoweb-đất đã được xem xét. Mô-đun Young của đất bọc Neoweb thu được từ mô-đun đàn hồi của đất không gia cố và mô-đun kéo của gia cố Neoweb bằng cách sử dụng một phương trình thực nghiệm.</p>2023-02-17T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Vật liệu & Xây dựng - Bộ Xây dựnghttp://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/435Nghiên cứu, xác định hệ số dẫn nhiệt của vật liệu theo phương pháp đĩa nóng được bảo vệ2023-01-09T03:21:53+00:00Lê Tuấn Anhletuananh20011996@gmail.comLê Cao Chiếnletuananh20011996@gmail.comLê Thị Songletuananh20011996@gmail.com<p>Để đánh giá hiệu quả cách nhiệt của kết cấu bao che công trình theo QCVN 09:2017/BXD, hệ số truyền nhiệt của vật liệu là một thông số quan trọng cần phải được xác định. Hệ số này phụ thuộc vào hệ số dẫn nhiệt và độ dày của các lớp vật liệu được sử dụng trong lớp vỏ công trình. Bài báo này trình bày các phương pháp và thiết bị được sử dụng để xác định hệ số dẫn nhiệt của vật liệu. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cụ thể về hệ số dẫn nhiệt của một số vật liệu xây dựng như vật liệu nhẹ EPS, nhựa PMMA, tấm thạch cao thông thường, chống cháy, chống ẩm; bông gốm ceramic; tấm cách nhiệt bằng phương pháp đĩa nóng được bảo vệ trên thiết bị GHP 900S theo tiêu chuẩn ISO 8302:1991 cũng được thảo luận.</p>2023-02-17T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Vật liệu & Xây dựng - Bộ Xây dựnghttp://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/436Nghiên cứu quá trình khử sắt trong lòng đất bằng phương pháp lọc động học 2023-01-09T03:23:39+00:00Nguyễn Tiến Dũngdungnguyentien.hau@gmail.com<p>Trường đại học kỹ thuật Dresden ( Đức) đã nghiên cứu quá trình khử sắt của nước ngầm ngay trong lòng đất trên mô hình thí nghiệm. Thí nghiệm đã được nghiên cứu theo hai quá trình: khử sắt và tiêu thụ ô xi ngay trong lòng đất. Qua thời gian nghiên cứu và áp dụng thử nghiệm vào thực tế sản suất đạt kết quả tốt, các nhà chuyên môn đã tổng kết và đánh giá về phương pháp khử sắt mới và đề xuất áp dụng vào thực tế. Chính vì vậy, phương pháp khử sắt của nước ngầm ngay trong lòng đất đã nhanh chóng được đưa vào sản xuất ở Đức và đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là bài học kinh nghiệm của nước ngoài rất bổ ích cho ngành nước của Việt Nam.</p>2023-02-17T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Vật liệu & Xây dựng - Bộ Xây dựnghttp://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/437Tối ưu đa mục tiêu giàn thép với biến thiết kế rời rạc sử dụng phân tích trực tiếp2023-01-09T03:25:49+00:00Mai Sỹ Hùnghungm@huce.edu.vn<p>Sự phát triển nhanh chóng của khoa học máy tính đang mở ra nhiều hướng phát triển mới trong khoa học kỹ thuật bao gồm cả thiết kế kết cấu công trình xây dựng như hệ giàn, hệ khung, công trình cầu, v.v. Trong bài báo này, hai vấn đề tiềm năng nhất hiện nay trong thiết kế công trình giàn là phân tích trực tiếp và tối ưu kết cấu được trình bày. Ưu điểm chính của phân tích trực tiếp là các ứng xử phi tuyến của công trình được tính toán và qua đó sức kháng của toàn bộ công trình sẽ được xác định. Tối ưu kết cấu được xét đến là bài toán tối ưu có 2 hàm mục tiêu là khối lượng và chuyển vị của nút chịu điều kiện ràng buộc theo các trạng thái giới hạn khác nhau. Các biến thiết kế được xem xét là diện tích tiết diện các thanh giàn thuộc trong một tập giá trị rời rạc cho trước. Thuật toán tối ưu đa mục tiêu bầy đàn OMOPSO được sử dụng để giải quyết bài toán tối ưu. Bài toán thiết kế tối ưu cầu giàn phẳng gồm 113 thanh được xem xét để minh họa.</p>2023-02-17T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Vật liệu & Xây dựng - Bộ Xây dựnghttp://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/438Hiệu quả mô hình thông tin công trình (BIM) đối với công trình vừa và nhỏ tại Việt Nam2023-01-09T03:28:47+00:00Nguyễn Thế Anhntanh@hcmute.edu.vn<p>Nội dung bài báo này tập trung nghiên cứu hiệu quả áp dụng mô hình thông tin xây dựng (Building Information Modelling - BIM) trong thiết kế các công trình quy mô vừa và nhỏ tại Việt Nam. Các công cụ BIM phổ biến là Autodesk Revit và Naviswork sẽ được sử dụng nhằm đánh giá hiệu quả BIM trong 4 mục đích thiết kế bao gồm: thiết kế kiến trúc 3D, thiết kế phối hợp 3D, lập và mô phỏng tiến dộ, tính toán chi phí và lập dự toán cho 4 loại công trình có quy mô nhỏ (loại A và B) và quy mô vừa (loại C và D) bởi những người thiết kế khác nhau. Kết quả cho thấy ngoài kinh nghiệm của người thiết kế, hiệu quả áp dụng BIM còn phụ thuộc nhiều vào loại công trình cũng như mục đích sử dụng BIM trong thiết kế công trình.</p>2023-02-17T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Vật liệu & Xây dựng - Bộ Xây dựnghttp://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/439Ứng xử của dầm bê tông cốt thép tái chế có sử dụng phụ gia tro bay được gia cường bằng CFRP2023-01-09T03:35:38+00:00Nguyễn Thanh Hưngnthung@hcmute.edu.vnNguyễn Sỹ Hùngnthung@hcmute.edu.vnVương Hoàng Thạchnthung@hcmute.edu.vnLê Phạm Thanh Khươngnthung@hcmute.edu.vn<p>Bê tông cốt thép tái chế là giải pháp hữu hiệu và khả thi nhất để giải quyết vấn đề chất thải xây dựng. Hiện nay, đề tài đang được sự quan tâm bởi các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước nhất là trong trong thời kì cạn kiệt nguồn cốt liệu tự nhiên hiện nay. Các bãi chôn lắp chất thải xây dựng cũng dần thu hẹp. Vì thế, việc tái chế rác thải xây dựng cần phải được nghiên cứu nhiều hơn, tạo tiền đề và cơ sở khoa học cho việc ứng dụng bê tông tái chế. Bài báo thể hiện và phân tích kết quả thí nghiệm thu được từ 4 mẫu dầm BTCT có kích thước 200×300×1800 mm. Trong đó, 03 dầm sử dụng cốt liệu tái chế và 01 dầm sử dụng cốt liệu tự nhiên. Các dầm dùng cốt liệu tái chế tương ứng 30%, 50%, 70% và tro bay 30% cho các dầm. Gia cường dầm bằng tấm CFRP, thực hiện thí nghiệm uốn ba điểm để xác định mối quan hệ giữa tải trọng và độ võng của mẫu thí nghiệm. Kết quả thí nghiệm cho phép phân tích đánh giá ứng xử uốn của dầm bê tông cốt thép sử dụng cốt liệu bê tông tái chế có phụ gia tro bay được gia cường kháng uốn bằng phương pháp dán tấm sợi CFRP.</p>2023-02-17T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Vật liệu & Xây dựng - Bộ Xây dựnghttp://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/440Phân tích xác suất nứt do nhiệt của kết cấu trụ cầu trong quá trình nhiệt thủy hóa xi măng bằng mô phỏng số2023-01-09T03:37:33+00:00Vũ Chí Côngcongvu2011@gmail.comLê Văn Minhcongvu2011@gmail.comHồ Ngọc Khoacongvu2011@gmail.com<p>Bài báo trình bày kết quả phân tích xác suất nứt do nhiệt nhiệt trong quá trình nhiệt thủy hóa xi măng được xác định bằng mô phỏng số của kết cấu BTCT khối lớn dạng trụ cầu. Nội dung nghiên cứu có đề cập tới mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố tới xác suất nứt do nhiệt này theo phương pháp trên. Kết quả phân tích có thể được sử dụng để dự đoán xác suất nứt do nhiệt phục vụ thiết kế phương án thi công và bảo dưỡng bê tông phù hợp nhằm kiểm soát hiện tượng nứt của kết cấu bê tông cốt thép dạng trụ cầu.</p>2023-02-17T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Vật liệu & Xây dựng - Bộ Xây dựnghttp://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/441Phát triển một mô hình vật liệu đất có thể mô phỏng ứng xử của đất dưới tải một chiều2023-01-09T03:39:33+00:00Huỳnh Nhật Minhminhhcmut211@gmail.com<p>Phát triển mô hình vật liệu đất ngày càng trở nên phổ biến hiện nay, bởi đất là một vật liệu dạng hạt có ứng xử khác nhau với mỗi điều kiện tải khác nhau. Đã có nhiều nghiên cứu về mô hình vật liệu đất hiện nay. Tuy nhiên, hầu hết các mô hình vật liệu đất này có những nhược điểm đặc thù như là các mô hình đất này chỉ mô phỏng tốt một số trường hợp tải nhất định hoặc những thông số đầu vào của mô hình đó phải bị điều chỉnh thì kết quả mới gần với kết quả thí nghiệm của mẫu đất. Trong nghiên cứu này, một mô hình vật liệu đất được phát triển dựa trên một mô hình vật liệu đất hiệu quả và phổ biến hiện nay, và chú trọng vào việc khắc phục tình trạng hệ số Poisson bị điều chỉnh khác với các thí nghiệm thực tế. Mô hình cải tiến này sẽ dùng hệ số Poisson thực tế của mẫu đất để làm giá trị cho hệ số Poisson nhập vào mô hình vật liệu và phương trình về độ tăng cứng và phương trình về độ giãn nở sẽ được điều chỉnh. Thông qua việc so sánh kết quả mô phỏng của hai mô hình gốc và mô hình cải tiến với kết quả thí nghiệm, tác giả quan sát được mô hình vật liệu cải tiến này có thể khắc phục tình trạng mô phỏng thái quá và tình trạng đánh giá thấp về độ trương nở cũng như độ cứng của đất trong mô hình gốc khi sử dụng đúng giá trị hệ số Poisson của đất trong thí nghiệm. Kết quả này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển mô hình vật liệu đất, giúp các nhà nghiên cứu có thể phát triển tiếp tục mô hình vật liệu này để có thể mô phỏng được các ứng xử khác của đất.</p>2023-02-17T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Vật liệu & Xây dựng - Bộ Xây dựnghttp://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/442Xây dựng quy trình thực hiện dự án Scan to BIM và ứng dụng vào case study 2023-01-09T03:44:16+00:00Nguyễn Anh Thưnathu@hcmut.edu.vnTrần Đức Họcnathu@hcmut.edu.vnVũ Xuân Lâmnathu@hcmut.edu.vn<p>Bên cạnh ứng dụng BIM thì Scan to BIM cũng mang lại nhiều lợi ích trong lĩnh vực xây dựng. Các quy trình thực hiện Scan to BIM mà các nghiên cứu hiện nay đang hướng tới hiện đang còn ở mức tổng quan hoặc đi sâu vào quy trình sử dụng thiết bị, phần mềm mà chưa đề cập tới khái niệm LOA (level of accuracy – mức độ chính xác), chưa có một quy trình tổng quát cho quá trình thực hiện dự án Scan to BIM. Dự án ở đây đi từ các công tác chuẩn bị, lên kế hoạch, thực hiện tại hiện trường và xử lý dữ liệu, bàn giao cho khách hàng, chủ đầu tư. Qua đó, giúp người đọc hình dung được những khái niệm cơ bản cần phải nắm khi thực hiện một dự án Scan to BIM, cũng như làm tài liệu giúp các tổ chức, doanh nghiệp có thể tham khảo nếu muốn phát triển hay áp dụng Scan to BIM. Từ đó, nghiên cứu ứng dụng thực tiễn quy trình đề xuất cho một dự án nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của quy trình.</p>2023-02-17T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Vật liệu & Xây dựng - Bộ Xây dựnghttp://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/443Tổng quan về xử lý và tái sử dụng phế thải gạch chịu lửa Manhêdi-các bon (MC) của ngành công nghiệp luyện thép để làm nguyên liệu sản xuất gạch chịu lửa kiềm tính2023-01-09T04:03:17+00:00Hoàng Lê Anhvatlieusilicat.pro@gmail.comVũ Thị Ngọc Minhvatlieusilicat.pro@gmail.com<p>Bài báo này trình bày các kết quả phân tích, đánh giá tính chất cơ lý, hóa học của chủng loại phế thải gạch chịu lửa manhedi- cacbon (MC). Từ đó đề xuất các phương pháp xử lý phế thải này bằng các phương pháp cơ học, phương pháp hóa học, phương pháp tuyển nổi để thu hồi MgO làm nguyên liệu sản xuất gạch chịu lửa MC đáp ứng yêu cầu sử dụng trong công nghiệp luyện kim, xi măng và các thiết bị công nghiệp khác. Kết quả của các nghiên cứu cho thấy phương pháp tuyển nổi có thể là biện pháp dung hòa được các yêu cầu về chất lượng và giá thành của cốt liệu MgO tái chế.</p>2023-02-17T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Vật liệu & Xây dựng - Bộ Xây dựnghttp://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/444Một số vấn đề về quy hoạch không gian ngầm cho phát triển đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh2023-01-09T04:06:58+00:00Trần Quang Phúphu.tran@ut.edu.vnTrần Minh Cườngphu.tran@ut.edu.vn<p>Với sự phát triển của đô thị cùng với tiến bộ của khoa học công nghệ, không gian dưới lòng đất có thể sử dụng với nhiều chức năng và mục đích khác nhau (như thương mại, dịch vụ, công cộng, hạ tầng kỹ thuật…), và các công trình này được liên kết chặt chẽ với nhau và với công trình, cơ sở vật chất bên trên bề mặt đất. Quy hoạch không gian ngầm là tổ chức không gian xây dựng dưới mặt đất để xây dựng các công trình bao gồm: Công trình công cộng ngầm, công trình giao thông ngầm, các công trình đầu mối kỹ thuật ngầm và phần ngầm của các công trình xây dựng trên mặt đất, công trình đường dây, cáp, đường ống kỹ thuật ngầm, hào và tuy nen kỹ thuật. Bài báo trình bày một số vấn đề về quy hoạch không gian ngầm cho phát triển đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh.</p>2023-02-17T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Vật liệu & Xây dựng - Bộ Xây dựnghttp://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/445Ứng dụng công nghệ IoT tích hợp vào nón bảo hộ phục vụ công tác quản lý an toàn lao động tại công trường2023-01-09T04:10:37+00:00Đỗ Tiến Sỹsy.dotien@hcmut.edu.vnNguyễn Hữu Đạisy.dotien@hcmut.edu.vnLê Gia Huysy.dotien@hcmut.edu.vnNguyễn Hữu Thànhsy.dotien@hcmut.edu.vn<p>Công trường xây dựng là một môi trường làm việc khắc nghiệt với nhiều rủi ro tai nạn tiềm tàng. Vì vậy để đảm bảo an toàn lao động, người công nhân và kỹ sư bắt buộc phải mang các thiết bị bảo hộ lạo động, đặc biệt là nón bảo hộ lao động khi vào công trường. Tuy nhiên các tai nạn thương tâm vẫn xảy ra. Một trong những guyên nhân chính là vì nón bảo hộ an toàn mà công nhân mang chưa thật sự chủ động hỗ trợ công nhân trong việc phòng chống các tai nạn lao động. Nghiên cứu này đưa ra giải pháp nón bảo hộ lao động được tích hợp các cảm biến và công nghệ Internet Vạn Vật (Internet of Things – IoT) để giúp mũ bảo hộ thông minh hơn, có khả năng phát hiện và cảnh báo cho người đội những sự cố có thể xảy ra trên công trường trước khi sự cố thật sự xảy ra. Nghiên cứu này sẽ đề xuất một quy trình mới cho việc áp dụng các công nghệ cảm biến và IoT tích hợp vào nón bảo hộ vào công tác quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng.</p>2023-02-17T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Vật liệu & Xây dựng - Bộ Xây dựnghttp://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/446Hệ thống nén dọc trục đa tầng và thực nghiệm nén cây tre2023-01-09T04:12:31+00:00Lê Trung Phongletrungphong@gmail.comĐặng Tuấn Phongletrungphong@gmail.com<p>Thí nghiệm nén dọc trục là một trong những thí nghiệm cơ bản để đánh giá khả năng chịu tải của vật liệu hoặc cấu kiện kết cấu. Trong nghiên cứu này, một hệ thống nén dọc trục đa tầng cơ động cho phép nén được với nhiều mẫu với nhiều khoảng độ dài khác nhau. Cùng với đó, một hệ thống gia tải, đọc lưu dữ liệu tự động, hiển thị dữ liệu đo theo thời gian thực cũng được thiết kế cho hệ thống thí nghiệm. Ba thí nghiệm thử trên các mẫu tre để đánh giá nhanh hệ thí nghiệm đã được thực hiện cho thấy khả năng ứng dụng của hệ thí nghiệm. Việc thiết kế và vận hành hệ thí nghiệm giúp các nhà nghiên cứu làm chủ được công nghệ, tránh những hạn chế khi sử dụng một hệ thống đồng bộ từ các nhà sản xuất.</p>2023-02-17T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Vật liệu & Xây dựng - Bộ Xây dựnghttp://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/447Các giải pháp nâng cao chất lượng của tường xây gạch không nung bê tông2023-01-09T04:14:34+00:00Trần Bá Cảnhtbcanh@ftt.edu.vn<p>Gạch không nung bê tông đã và đang được nghiên cứu rất nhiều ở Việt Nam để thay thế gạch đất sét nung, điều đó đem lại hiệu quả cả về kinh tế và môi trường. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc sử dụng gạch không nung trong các công trình xây dựng cũng còn những hạn chế nhất định mà phổ biến nhất là hiện tượng tường xây bị nứt và thấm. Trong bài báo này, đã chỉ ra được thực trạng, nguyên nhân nứt và thấm tường xây gạch không nung bê tông trong công trình xây dựng, từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng của tường xây bằng gạch không nung bê tông. Các nguyên nhân nứt tường và hiệu quả của các giải pháp nâng cao chất lượng tường xây gạch không nung được kiểm chứng bằng mô phỏng số trong phần</p>2023-02-17T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Vật liệu & Xây dựng - Bộ Xây dựnghttp://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/448Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý chất thải xây dựng ở Việt Nam2023-01-09T04:18:37+00:00Đỗ Tiến Sỹsy.dotien@hcmut.edu.vnLê Thị Thu Thảosy.dotien@hcmut.edu.vnBùi Phương Trinhsy.dotien@hcmut.edu.vn<p>Ngành xây dựng ngày càng được chú trọng và phát triển không ngừng nhưng đồng thời cũng gây ra ô nhiễm môi trường, thải ra nhiều chất thải xây dựng (CTXD). Việc quản lý CTXD hiệu quả mang lại nhiều lợi ích cho xã hội, kinh tế và môi trường, giúp phát triển bền vững xây dựng. Do đó, quản lý CTXD hiệu quả đã và đang là mục tiêu chung của các quốc gia trên thế giới. Các bên liên quan là những bên ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản lý CTXD trong dự án nên cần hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình. Nghiên cứu hướng đến việc xác định, đánh giá và xếp hạng những nguyên nhân tác động đến hiệu quả quản lý CTXD tại Việt Nam và kiểm định sự khác biệt trong quan điểm về quản lý CTXD giữa chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng. Nghiên cứu được tiến hành với các đối tượng đang công tác trong ngành xây dựng. Dữ liệu thu về 146 bảng trả lời để tiến hành phân tích, 36 yếu tố được xác định gây ảnh hưởng đến quản lý CTXD. Năm yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến quản lý CTXD là “nhận thức về bảo vệ môi trường giữa các bên liên quan còn kém”, “hệ thống pháp lý về quản lý CTXD chưa chi tiết, rõ ràng”, “chi phí tái chế cao”, “chế tài pháp luật về quản lý CTXD chưa đủ sức răn đe” và “thiếu sự phối hợp giữa các bên liên quan trong cả vòng đời dự án”. Kết quả của các kiểm định cho thấy hầu như không có sự khác biệt trong nhận thức và quan điểm giữa hai nhóm đối tượng chủ đầu tư và nhà thầu về các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả quản lý CTXD.</p>2023-02-17T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Vật liệu & Xây dựng - Bộ Xây dựng