Tạp chí Vật liệu & Xây dựng - Bộ Xây dựng http://ojs.jomc.vn/index.php/vn <div class="description"> <p><strong>Tạp chí Vật liệu và Xây dựng </strong></p> <p>Tạp chí Vật liệu và Xây dựng là tạp chí khoa học của Viện Vật liệu xây dựng (VIBM), tiền thân là Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển Vật liệu xây dựng (ISSN1859-381X), được thành lập ngày 16/02/2011 theo Giấy phép số 175/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông với số lượng xuất bản ban đầu là 04 số/năm, ngôn ngữ thể hiện bằng tiếng Việt. Năm 2014, Bộ Thông tin và Truyển thông cho phép Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển VLXD tăng kỳ xuất bản và bổ sung ngôn ngữ tiếng Anh (Journal of Building Materials Research and Development – ISSN1859-381X) theo Giấy phép số 221/GP-BTTTT ngày 17/07/2014.</p> <p>Với mục tiêu phát triển Tạp chí theo hướng mở rộng lĩnh vực, nội dung, tăng cường chất lượng và số lượng, hướng tới hội nhập quốc tế, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển vật liệu xây dựng đã đề nghị và được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp Giấy phép (số 564/GP-BTTTT ngày 03/12/2020) đổi tên thành Tạp chí Vật liệu và Xây dựng – Journal of Materials and Construction. Tạp chí Vật liệu và Xây dựng là tạp chí khoa học có phản biện, đăng tải các bài báo khoa học thuộc lĩnh vực vật liệu xây dựng; cơ khí xây dựng; kiến trúc và qui hoạch; kinh tế và quản lý xây dựng; hạ tầng kỹ thuật và môi trường xây dựng,…</p> <p>Website chính thức của Tạp chí bằng tiếng Việt (ISSN1859-381X) và Tạp chí bằng tiếng Anh là (ISSN 2734-9438) tương ứng như sau:</p> <p><a href="http://jomc.vn/en">http://jomc.vn/vn</a></p> <p><a href="http://jomc.vn/vn">http://.jomc.vn</a><a href="http://jomc.vn/vn">/en</a></p> <p>Để xứng đáng với sự tin cậy của quý bạn đọc và đáp ứng yêu cầu chất lượng cao của Tạp chí, Ban Biên tập Tạp chí rất mong tiếp tục nhận được sự đồng hành, đóng góp nhiệt tình của các nhà khoa học, các chuyên gia, các đối tác trong và ngoài nước bằng cách đóng góp ý kiến, gửi bài đăng trên Tạp chí và đọc phản biện cho các bài báo gửi đến Tạp chí.</p> <p>Xin trân trọng cảm ơn!</p> </div> VIỆN VẬT LIỆU XÂY DỰNG vi-VN Tạp chí Vật liệu & Xây dựng - Bộ Xây dựng 1859-381X Ảnh hưởng của thành phần vật liệu và điều kiện thí nghiệm đến cường độ chịu nén của bê tông sử dụng tro xỉ nhiệt điện ở nhiệt độ cao http://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/477 <p>Bài báo nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần vật liệu đến cường độ chịu nén của bê tông làm việc ở nhiệt <br>độ cao sử dụng cốt liệu tro xỉ nhiệt điện có cỡ hạt đến 5 mm, chất kết dính từ xi măng poóclăng cùng 15 % <br>tro bay và 5 % silica fume. Mẫu bê tông sau khi chế tạo và dưỡng hộ, được nung ở các cấp nhiệt độ 200, <br>400, 600 và 800 oC, hằng nhiệt hai giờ. Cường độ chịu nén theo các cấp nhiệt độ được xác định tương ứng <br>hai cách làm nguội mẫu. Kết quả chỉ ra thành phần vật liệu tốt nhất của bê tông khi làm việc ở 800 oC là tỷ <br>lệ nước/chất kết dính là 0,61 và thành phần hạt tính toán theo công thức Andersen với chỉ số mức n là <br>0,357; khi đó cường độ chịu nén của bê tông còn lại trên 56 %. Làm nguội mẫu chậm trong không khí cho <br>cường độ chịu nén theo nhiệt độ cao hơn làm nguội mẫu nhanh trong nước nhưng mức độ chênh lệch không <br>nhiều, khoảng 3÷9 %.</p> <p>&nbsp;</p> Đỗ Thị Phượng Nguyễn Nhân Hòa Vũ Minh Đức Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Vật liệu & Xây dựng - Bộ Xây dựng 2023-04-28 2023-04-28 13 02 5 Trang 10 10.54772/jomc.02.2023.477 Ảnh hưởng của việc tận dụng bùn thải thay thế một phần xi măng đến cường độ nén và độ hút nước của bê tông cường độ cao http://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/354 <p>Nghiên cứu này tập trung đánh giá ảnh hưởng của việc tận dụng bùn thải từ nhà máy cấp nước Thủ Đức đến các tính chất kỹ thuật của bê tông cường độ cao, bao gồm độ sụt, cường độ nén, độ hút nước và thể tích lỗ rỗng hở. Hàm lượng bùn thay thế xi măng dùng trong nghiên cứu lần lượt là 0%, 5%, 10%, 15% và 20% theo khối lượng. Mục tiêu là chế tạo bê tông đối chứng không sử dụng bùn với cường độ nén thiết kế ở 28 ngày tuổi đạt 70 MPa và duy trì độ sụt đối với tất cả cấp phối là 14 ± 2 cm. Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng cường độ nén ở 28 ngày tuổi của bê tông đối chứng đạt cường độ thiết kế, trong khi bê tông với hàm lượng bùn thay thế 5%, 10% và 15% có cường độ nén trên 60 MPa, đạt chỉ tiêu về bê tông cường độ cao. Hàm lượng bùn càng tăng, độ hút nước và thể tích lỗ rỗng hở của bê tông càng tăng. Cường độ nén của bê tông tỉ lệ nghịch với độ hút nước và thể tích lỗ rỗng hở ở 28 ngày tuổi.</p> Long Dương Ngọc Phi Trinh Bùi Phương Thịnh Nguyễn Lộc Lưu Xuân Thắng Vũ Đức Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Vật liệu & Xây dựng - Bộ Xây dựng 2023-04-28 2023-04-28 13 02 11 Trang 17 10.54772/jomc.02.2023.354 Nghiên cứu chế tạo gạch chịu lửa nhiều lớp, tiết kiệm năng lượng xây lò quay nung clanhke xi măng http://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/478 <p>Gạch chịu lửa xây lót lò quay nung clanhke xi măng sử dụng chủ yếu loại gạch có độ dẫn nhiệt cao khoảng <br>từ 2,6 ÷ 3,0 W/m.K, dẫn đến nhiệt lượng truyền qua vỏ lò tăng và gây thất thoát nhiệt khá lớn làm hỏng <br>vỏ lò, các thiết bị cơ khí và làm giảm tuổi thọ của lò. Do đó, hệ gạch chịu lửa có độ dẫn nhiệt thấp để hạn <br>chế nhiệt lượng tổn thất, giảm năng lượng tiêu thụ, giảm nhiệt độ vỏ lò xi măng, giảm tải trọng lò lên các <br>thiết bị cơ khí cần được nghiên cứu, ứng dụng. Bài báo này trình bày một số kết quả nghiên cứu lựa chọn <br>nguyên liệu, ảnh hưởng của pha siêu mịn, lực ép tạo hình, nhiệt độ nung, phụ gia đến khả năng chế tạo <br>gạch chịu lửa nhiều lớp silicon-mulít, có độ dẫn nhiệt thấp (≤1,8 W/m.K), cường độ nén cao (≥ 90,0 MPa), <br>độ chịu mài mòn cao (≤ 2,5 cm3), độ xốp biểu kiến thấp (≤ 19,0 %) sử dụng xây lót lò quay nung clanhke <br>xi măng.</p> Nguyễn Đức Thành Cao Tiến Phú Trần Thị Minh Hà Hoàng Lê Anh Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Vật liệu & Xây dựng - Bộ Xây dựng 2023-04-28 2023-04-28 13 02 Trang18 Trang 30 10.54772/jomc.02.2023.478 Nghiên cứu ứng xử chịu nén đúng tâm của cột ống thép nhồi bê tông http://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/454 <p>Cột ống thép nhồi bê tông đã và đang được nghiên cứu, sử dụng rộng rãi trong xây dựng. Đã có nhiều tiêu chuẩn đề xuất việc tính toán khả năng chịu nén đúng tâm của loại cột này. Nội dung của bài báo sẽ trình bày kết quả nghiên cứu ứng xử chịu nén đúng tâm của cột ống thép nhồi bê tông bằng nghiên cứu mô phỏng số và theo các tiêu chuẩn AS/NZS 5100.6, AISC, Eurocode 4 và GB 50936-2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khả năng chịu nén đúng tâm của cột ống thép nhồi bê tông tính toán theo các tiêu chuẩn khá tương đồng với kết quả thực nghiệm. Ngoài ra, kết quả mô phỏng thu được cho thấy sự tương đồng với kết quả thí nghiệm trên phương diện đường cong lực - biến dạng, dạng phá hoại của cột. Bên cạnh đó, một số tham số ảnh hưởng đến ứng xử chịu nén đúng tâm của cột ống thép nhồi bê tông như cường độ ống thép, chiều dày ống thép cũng được khảo sát.</p> Quang Sĩ Nguyễn Hoàng Quân Nguyễn Đăng Dũng Lê Thanh Quý Nguyễn Cảnh Tiên Phan Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Vật liệu & Xây dựng - Bộ Xây dựng 2023-04-28 2023-04-28 13 02 31 Trang 36 10.54772/jomc.02.2023.454 Nghiên cứu chế tạo vật liệu bột nano ZnO với tác nhân khử đi từ dung dịch chiết của lá cây mẫu đơn http://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/487 <p>Trong nghiên cứu đã thực hiện chiết lá mẫu đơn ở điều kiện thích hợp để chiết lấy dung dịch chiết tối ưu làm tác nhân khử trong quá trình tổng hợp vật liệu bột nano ZnO. Các phương pháp đo đặc tính của vật liệu ZnO đã được khảo sát như: XRD, SEM, EDX, phổ UV-Vis rắn và phổ phản xạ. Phương pháp Kubelka-Munk đã được sử dụng để xác định độ vùng vùng cấm (Eg) của vật liệu bột nano ZnO. Kết quả khảo sát cho thấy, các mẫu ZnO chế tạo ở dạng bột nano đơn pha Wurtzite ZnO. Các mẫu ZnO đều được kết tinh tinh thể ở dạng tấm ngoại trừ mẫu ZnO với dịch chiết lá mẫu đơn đỏ là 50 ml đã thu được kết tinh tinh thể dạng thanh (với chiều dài thanh ~5-6 µm, chiều rộng thanh ~0,5-1 µm). Các mẫu ZnO chế tạo đạt được độ rộng vùng cấm (Eg) nhỏ hơn so với vật liệu ZnO dạng khối và có giá trị trong khoảng 3,27-2,87 eV.</p> Tạ Ngọc Dũng Nguyễn Thị Tuyết Mai Lưu Thị Lan Anh Lưu Thị Hồng Huỳnh Đăng Chính Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Vật liệu & Xây dựng - Bộ Xây dựng 2023-04-28 2023-04-28 13 02 37 Trang 41 10.54772/jomc.02.2023.487 Nghiên cứu so sánh ứng suất, biến dạng trong sàn phẳng lõi rỗng BTCT theo các mô hình tính http://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/451 <p>Sàn phẳng lõi rỗng là giải pháp đang rất phổ biến được áp dụng rộng rãi vào các công trình xây dựng dân dụng ở Việt Nam và trên Thế giới. Sàn lõi rỗng có cấu tạo kết cấu không gian 3D với lõi rỗng chèn giữa sàn choán chỗ phần bê tông vùng trung hòa làm giảm trọng lượng sàn nhưng vẫn giữ nguyên độ cứng. Các ưu điểm nổi bật có thể kể đến của sàn lõi rỗng như khả năng vượt nhịp lớn, tăng khả năng cách âm, cách nhiệt giúp tiết kiệm năng lượng, giảm giá thành trong xây dựng và phù hợp với trào lưu xây dựng xanh trên Thế giới. Bài báo này sẽ nghiên cứu các phương pháp tính toán kết cấu, phân tích ứng suất và chuyển vị của sàn phẳng lõi rỗng thông qua các bài toán thực tế. Từ đó so sánh kết quả của các phương pháp tính với kết quả đo đạc được tại công trình sàn phẳng lõi rỗng ngoài thực tế. Bài báo sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn của mô hình 3D trong phần mềm thương mại Etabs và Ansys để mô phỏng nội lực của sàn khu lõi rỗng và khu nấm đặc đầu cột. Kết quả và dữ liệu phân tích đạt được trong nghiên cứu này có thể làm tài liệu tham khảo cho các kỹ sư thiết kế.</p> Cường Thái Mạnh Thắng Hoàng Đức Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Vật liệu & Xây dựng - Bộ Xây dựng 2023-04-28 2023-04-28 13 02 42 Trang 46 10.54772/jomc.02.2023.451 Nghiên cứu ứng xử của hệ tường vây - móng bè - cọc cùng chịu tải trọng công trình http://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/485 <p>Trong tính toán và thiết kế móng bè cọc cho các tòa nhà cao tầng, nhiều tính toán không xét đến sự tham <br>gia làm việc của cọc barrette. Khả năng chịu tải của tường vây cọc barrette đáng kể khi tường vây cắm sâu <br>vào nền đất cứng. Trong bài báo này, sự tham gia của hệ trường vây cọc barrette được phân tích và đánh <br>giá bằng phần mềm Plaxis 3D V20 cho một công trình thực tế. Với móng bè cọc sự phân bố tải lên bè là <br>13,48 % còn hệ cọc là 86,52 %. Khi móng bè cọc liên kết với tường vây cọc barrette, phần trăm tải lên móng <br>bè là 13,48 %, phần trăm tải lên hệ cọc là 70,62 % và tường vây cọc barrette là 15,9 %. Như kết quả trên <br>thì phần trăm tải tác dụng lên hệ cọc giảm đi 15,9 % khi móng bè cọc kết hợp với tường vây cọc barrette.</p> Phạm Quốc Việt Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Vật liệu & Xây dựng - Bộ Xây dựng 2023-04-28 2023-04-28 13 02 47 Trang 53 10.54772/jomc.02.2023.485 Quan trắc diễn biến đường bờ Cù Lao Dung bằng công nghệ phân tích ảnh viễn thám http://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/484 <p>Mục tiêu của nghiên cứu này là quan trắc diễn biến đường bờ sông và bờ biển của Cù Lao Dung bằng công <br>nghệ phân tích ảnh viễn thám giai đoạn 2008-2022. Ảnh đa phổ Landsat được sử dụng để phân loại và chiết xuất đường bờ. Các kết quả phân tích cho thấy từ năm 2008 đến 2022, tổng diện tích đường bờ biển tăng <br>309 ha, đường bờ sông giảm 78 ha, tại vị trí xói lở nghiêm trọng nhất có đường bờ sông lùi sâu 61 m vào <br>đất liền và tại vị trí có tốc độ bồi tụ lớn nhất, đường bờ biển đã được mở rộng thêm khoảng 650 m.</p> Đinh Văn Duy Huỳnh Đăng Khoa Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Vật liệu & Xây dựng - Bộ Xây dựng 2023-04-28 2023-04-28 13 02 54 Trang 58 10.54772/jomc.02.2023.484 Giám sát và quản lý rủi ro vận hành các dự án thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam http://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/476 <h1>&nbsp;</h1> <p>Có rất nhiều rủi ro trong giai đoạn vận hành các dự án thủy điện nói chung và các dự án thủy điện vừa và nhỏ nói riêng. Hầu hết các dự án thủy điện vừa và nhỏ được xây dựng ở các khu vực miền núi có địa hình, địa chất, thủy văn phức tạp, nên ảnh hưởng rủi ro của các điều kiện tự nhiên là rất lớn. Mặt khác, các dự án này cũng dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố rủi ro về chính sách, môi trường xã hội, kinh tế, tài chính, năng lực của các bên liên quan trong quản lý vận hành dự án. Bài báo đề cập đến việc nhận diện, phân tích đánh giá rủi ro và đề xuất một số giải pháp để kiểm soát các rủi ro trong giai đoạn vận hành nhà máy thủy điện vừa và nhỏ. Bằng phương pháp khảo sát điều tra, phỏng vấn chuyên gia, kết hợp với ứng dụng toán thống kê để phân tích dữ liệu thống kê, nghiên cứu đã tìm ra được 11 rủi ro chính có tác động xấu gây tổn thất và gia tăng chi phí vận hành, sửa chữa cho dự án thủy điện vừa và nhỏ đã đầu tư. Đồng thời nghiên cứu cũng đã chỉ ra được một số giải pháp cụ thể nhằm né tránh, giảm thiểu và kiểm soát các rủi ro. Từ đó làm cơ sở giúp các bên liên quan chủ động trong việc ứng phó, đưa ra các giải pháp quản trị rủi ro nhằm giảm thiểu tổn thất và chi phí vận hành, sửa chữa cho chủ đầu tư.</p> <p>&nbsp;</p> <p>&nbsp;</p> Mai Sỹ Hùng Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Vật liệu & Xây dựng - Bộ Xây dựng 2023-04-28 2023-04-28 13 02 59 Trang 65 10.54772/jomc.02.2023.476 Ứng dụng bài toán vận tải để phân công lao động cho nhà thầu xây dựng http://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/381 <p>Phân công lao động là công việc quan trọng đòi hỏi nhà quản lý phải nắm rõ năng lực người lao động. Điều này giúp họ có thể sắp xếp và phân chia công việc cụ thể để phát huy hết khả năng của người lao động. Trên cơ sở nhìn nhận các phương pháp đánh giá lựa chọn đa mục tiêu trong đánh giá lựa chọn nguồn nhân lực, nguồn cung cấp, bài báo ứng dụng Bài toán vận tải để lựa chọn nguồn nhân lực cho nhà thầu xây dựng. Thông qua ví dụ cụ thể, bài toán phân công lao động được xây dựng. Dựa trên số liệu đã được tính toán trong hồ sơ tổ chức thi công xây dựng của một công trình cụ thể, một quy trình kết hợp bao gồm các bước tính toán được xác định cho thấy hiệu quả trong việc giải quyết vấn đề phân công cho lực lượng lao động đến mức tối ưu và hiệu quả. Kết quả nghiên cứu đóng góp quan trọng cả về phương diện khoa học và thực tiễn trong điều phối lực lượng lao động và hiệu quả kinh doanh của nhà thầu.</p> Nguyễn Quốc Toản Vũ Văn Phong Bản quyền (c) 2022 Tạp chí Vật liệu & Xây dựng - Bộ Xây dựng 2023-04-28 2023-04-28 13 02 66 Trang 73 10.54772/jomc.02.2023.381 Đặc điểm văn hóa trong kiến trúc tịnh xá tại Vĩnh Long http://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/483 <p>Những năm gần đây, đã có rất nhiều nghiên cứu về kiến trúc Tịnh xá của hệ phái Khất sĩ trong Phật giáo <br>nhưng vẫn thiếu các nghiên cứu kiến trúc về giá trị thẩm mỹ dựa trên tính biểu tượng của công trình, đây <br>là cơ sở cho việc định hình và xác định giá trị thẩm mỹ. Trong mảng kiến trúc Tây Nam Bộ nói chung và <br>tỉnh Vĩnh Long nói riêng, kiến trúc Tịnh xá có thể xem là biểu tượng mang đặc trưng cho nét đẹp về văn <br>hóa, văn minh của vùng đất này. Bài báo khoa học này được thực hiện nhằm tìm ra và lý giải cho những <br>yếu tố tạo nên giá trị thẩm mỹ cho công trình, mở ra cái nhìn mới trong nghệ thuật kiến trúc Phật giáo nói <br>riêng và kiến trúc truyền thống Việt Nam nói chung.</p> Nguyễn Tiến Đạt Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Vật liệu & Xây dựng - Bộ Xây dựng 2023-04-28 2023-04-28 13 02 74 Trang 78 10.54772/jomc.02.2023.483 Nhận định những rủi ro chính khi thi công nhà cao tầng trong giai đoạn ngầm khi áp dụng phân tích mạng lưới xã hội Social Network Analysis (SNA) http://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/482 <p>Thi công tầng ngầm rất phức tạp, chứa tiềm ẩn nhiều rủi ro khác nhau. Sự cố công trình luôn là điều đáng <br>tiếc gây thiệt hại to lớn về tính mạng, tài sản, công sức của mọi người. Phần ngầm quan trọng của công <br>trình chính là tường vây, tường vây được hiểu là phần kết cấu dưới lòng đất vây xung quanh công trình. <br>Công tác quản lý rủi ro khi thi công tường vây là công tác quan trọng, giúp nhà thầu chủ động, kiểm soát <br>giảm nhiều rủi ro để thực hiện thành công trong công tác thi công tường vây nói riêng và cả dự án nói <br>chung. Bài báo sử dụng phương pháp quản lý rủi ro nhà cao tầng trong giai đoạn ngầm bằng phương pháp <br>Social Network (SNA) để mở ra cấu trúc mạng, xem xét mối quan hệ, các nhân tố rủi ro ảnh hưởng đến hiệu <br>quả thi công trong giai đoạn ngầm nhà cao tầng của các bên tham gia</p> Nguyễn Dương Đăng Khoa Đỗ Tiến Sỹ Phạm Thanh Hải Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Vật liệu & Xây dựng - Bộ Xây dựng 2023-04-28 2023-04-28 13 02 79 Trang 83 10.54772/jomc.02.2023.482 Chương trình thử nghiệm thành thạo lĩnh vực xi măng, vữa xây, gạch gốm ốp lát - đánh giá năng lực và độ tin cậy của PTN LAS-XD http://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/365 <p>Thử nghiệm thành thạo đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng kết quả thử nghiệm. Dựa trên kết quả chương trình thử nghiệm thành thạo, các nhà quản lý cũng như các đơn vị liên quan sẽ đánh giá được năng lực của phòng thí nghiệm tham gia. Việc tham gia thử nghiệm thành thạo cũng là bằng chứng cho thấy phòng thí nghiệm đang thực hiện quy trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025. Thông qua chương trình thử nghiệm thành thạo, các đơn vị tự đánh giá năng lực của mình, đồng thời tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng kết quả thử nghiệm để có biện pháp cải tiến, khắc phục. Bài viết này sẽ đưa ra một góc nhìn về năng lực thử nghiệm của các phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng (LAS-XD) dựa trên kết quả tham gia thử nghiệm thành thạo do Viện Vật liệu xây dựng tổ chức.</p> Nguyễn Minh Quỳnh Nguyễn Thị Luận Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Vật liệu & Xây dựng - Bộ Xây dựng 2023-04-28 2023-04-28 13 02 84 Trang 89 10.54772/jomc.02.2023.365 Giảm thiểu phát thải cacbon hàm chứa trong lĩnh vực tòa nhà: chính sách, công cụ ở một số quốc gia phát triển và khuyến nghị cho Việt Nam http://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/480 <p>Giảm thiểu phát thải cacbon hàm chứa ngày càng đóng vai trò quan trọng để đạt được mục tiêu giảm thiểu phát thải cacbon trong lĩnh vực tòa nhà. Dựa trên việc phân tích, đánh giá các chính sách, công cụ giảm thiểu cacbon hàm chứa trong lĩnh vực tòa nhà ở một số quốc gia phát triển, nghiên cứu này đã đưa ra một số khuyến nghị nhằm định hướng xây dựng và thực hiện các chính sách, giải pháp giảm thiểu cacbon hàm chứa trong lĩnh vực tòa nhà ở Việt Nam. Một số khuyến nghị chính bao gồm: Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và xây dựng cơ sở dữ liệu phát thải cacbon hàm chứa ở các cấp độ khác nhau: cấp độ sản phẩm xây dựng (sản phẩm vật liệu xây dựng, kết cấu xây dựng) và cấp độ tòa nhà; Nghiên cứu, cập nhật các nội dung, tiêu chí của công cụ đánh giá, chứng nhận công trình xanh hiện đang được áp dụng với việc xem xét tích hợp các yêu cầu về giảm thiểu cacbon hàm chứa; Nghiên cứu, xây dựng cơ sở pháp lý, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật về giảm thiểu cacbon hàm chứa trong lĩnh vực tòa nhà; Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm vật liệu xây dựng (VLXD) nghiên cứu, xây dựng và ban hành các công bố sản phẩm môi trường (EPD), bao gồm thông tin về cacbon hàm chứa của sản phẩm.</p> Nguyễn Đức Lượng Nguyễn Công Thịnh Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Vật liệu & Xây dựng - Bộ Xây dựng 2023-04-28 2023-04-28 13 02 90 Trang 96 10.54772/jomc.02.2023.480 Công nghệ vật liệu xanh từ giải pháp cách nhiệt môi trường cho công trình nhà ở http://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/479 <p>Sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường (vật liệu xanh) đang trở thành xu thế tất yếu và là mục tiêu hướng tới của ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Công trình xanh là công trình được thiết kế, xây dựng và vận hành theo hướng giảm thiểu các tác động đến môi trường, sử dụng hợp lý các nguồn tàinguyên và cung cấp môi trường sống và làm việc tốt cho người sử dụng. Gạch mát có thể coi là một sản phẩm vật liệu xanh chống nóng, cách âm rất hiệu quả cho các công trình, nhà ở.</p> Tạ Văn Phấn Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Vật liệu & Xây dựng - Bộ Xây dựng 2023-04-28 2023-04-28 13 02 97 Trang 102 10.54772/jomc.02.2023.479 Nghiên cứu khảo sát trình độ và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của nhân viên trong phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng http://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/458 <p>Trong thời gian qua, công tác đào tạo và bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho các thí nghiệm viên, nhân viên thí nghiệm chuyên ngành xây dựng đã đáp ứng được một phần nhu cầu nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân lực của các phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng. Tuy nhiên, việc trang bị, cập nhật kiến thức- tiêu chuẩn và kỹ năng mới chưa được quan tâm nhiều. Nội dung chương trình đào tạo còn rời rạc, chưa thống nhất và đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế. Điều này dẫn tới năng lực, trình độ của thí nghiệm viên chưa đồng đều. Nghiên cứu này tập trung khảo sát đánh giá thực trạng năng lực trình độ và nhu cầu kiến thức, kỹ năng cần đào tạo, bồi dưỡng của các nhân viên, thí nghiệm viên chuyên ngành xây dựng. Đây sẽ là cơ sở dữ liệu cần thiết để các đơn vị đào tạo hoàn thiện các hoạt động giảng dạy và bồi dưỡng cho phù hợp với thực tế, đồng thời cũng là căn cứ để Bộ xây dựng ban hành các chính sách quản lý thống nhất chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ cho thí nghiệm viên nhằm đáp ứng mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động giám định tư pháp xây dựng và thí nghiệm chuyên ngành xây dựng tại Việt Nam.</p> Tống Tôn Kiên Nguyễn Thị Thắng Phạm Thị Vinh Lanh Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Vật liệu & Xây dựng - Bộ Xây dựng 2023-04-28 2023-04-28 13 02 103 Trang 110 10.54772/jomc.02.2023.458