https://ojs.jomc.vn/index.php/vn/issue/feedTạp chí Vật liệu và Xây dựng - Bộ Xây dựng2024-09-11T07:39:37+00:00Tạp chí Vật liệu & Xây dựngcontact@jomc.vnOpen Journal Systems<div class="description"> <p><strong>Tạp chí Vật liệu và Xây dựng </strong></p> <p>Tạp chí Vật liệu và Xây dựng là tạp chí khoa học của Viện Vật liệu xây dựng (VIBM), tiền thân là Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển Vật liệu xây dựng (ISSN1859-381X), được thành lập ngày 16/02/2011 theo Giấy phép số 175/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông với số lượng xuất bản ban đầu là 04 số/năm, ngôn ngữ thể hiện bằng tiếng Việt. Năm 2014, Bộ Thông tin và Truyển thông cho phép Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển VLXD tăng kỳ xuất bản và bổ sung ngôn ngữ tiếng Anh (Journal of Building Materials Research and Development – ISSN1859-381X) theo Giấy phép số 221/GP-BTTTT ngày 17/07/2014.</p> <p>Với mục tiêu phát triển Tạp chí theo hướng mở rộng lĩnh vực, nội dung, tăng cường chất lượng và số lượng, hướng tới hội nhập quốc tế, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển vật liệu xây dựng đã đề nghị và được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp Giấy phép (số 564/GP-BTTTT ngày 03/12/2020) đổi tên thành Tạp chí Vật liệu và Xây dựng – Journal of Materials and Construction. Tạp chí Vật liệu và Xây dựng là tạp chí khoa học có phản biện, đăng tải các bài báo khoa học thuộc lĩnh vực vật liệu xây dựng; cơ khí xây dựng; kiến trúc và qui hoạch; kinh tế và quản lý xây dựng; hạ tầng kỹ thuật và môi trường xây dựng,…</p> <p>Website chính thức của Tạp chí bằng tiếng Việt (ISSN1859-381X) và Tạp chí bằng tiếng Anh là (ISSN 2734-9438) tương ứng như sau:</p> <p><a href="https://jomc.vn/">https://jomc.vn/</a></p> <p><a href="https://jomc.vn/en/home/">http://jomc.vn/en</a></p> <p>Để xứng đáng với sự tin cậy của quý bạn đọc và đáp ứng yêu cầu chất lượng cao của Tạp chí, Ban Biên tập Tạp chí rất mong tiếp tục nhận được sự đồng hành, đóng góp nhiệt tình của các nhà khoa học, các chuyên gia, các đối tác trong và ngoài nước bằng cách đóng góp ý kiến, gửi bài đăng trên Tạp chí và đọc phản biện cho các bài báo gửi đến Tạp chí.</p> <p>Xin trân trọng cảm ơn!</p> </div>https://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/773Đánh giá hiện trạng diễn biến và ổn định bờ sông Hậu, đoạn từ An Giang đến cửa sông2024-09-07T02:17:13+00:00Gia Huy DiephuyM4222006@gstudent.ctu.edu.vnTan Dat Phamtandatpham2002@gmail.comVan Ty Trantvty@ctu.edu.vn<p>Nghiên cứu này tập trung vào việc đánh giá diễn biến đường bờ và ổn định bờ sông Hậu đoạn từ tỉnh An Giang đến cửa sông (cửa Định An và Trần Đề). Ảnh Lansat (2000-2023) được thu thập và phân tích bằng phương pháp NDWI và công cụ QGIS và Google Earth Pro để tính tốc độ thay đổi đường bờ sông và đánh giá mức độ sạt lở và hành lang an toàn sông. Song song đó, các số liệu về địa hình, địa chất, thủy văn cũng được thu thập để đánh giá ổn định bờ sông dưới tác động của tải trọng. Kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ sạt lở trung bình khoảng 3-5 m/năm tại các điểm nóng trên sông Hậu, gây mất đất canh tác và đe dọa nhà cửa của người dân ven sông. Các tỉnh dọc sông Hậu đều có tình trạng vi phạm hành lang an toàn sông, trong đó tỉnh An Giang có mức vi phạm dài nhất, lên tới 37,87km. Ngoài ra, mức độ ổn định bờ sông tại năm vị trí khảo sát qua các tỉnh tương đối thấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của việc lập kế hoạch bảo vệ bờ sông và quản lý đất ven sông (hành lang an toàn) để đảm bảo an toàn cho cộng đồng và cơ sở hạ tầng ven sông.</p>2024-09-11T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Vật liệu và Xây dựng - Bộ Xây dựnghttps://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/770TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐỐI VỚI NGÀNH XÂY DỰNG: ĐÁNH GIÁ TOÀN DIỆN Ở CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN2024-09-05T06:58:11+00:00Phước Đào Quýdqphuoc@hcmut.edu.vnThu Poe Myatpoe.myatthu.imp20@hcmut.edu.vnNhat Minh Huynhhuynhnhatminh@hcmut.edu.vn<p>Ngành công nghiệp xây dựng toàn cầu đã bị ảnh hưởng đáng kể bởi đại dịch Covid-19, do nó đặc biệt nhạy cảm với sự biến động kinh tế. Biện pháp an toàn chính đối với Covid-19 là thực hiện giãn cách xã hội và các biện pháp phong tỏa để bảo vệ cá nhân và tài nguyên khỏi sự lây lan của virus, vì Coronavirus có thể truyền qua không khí và hệ hô hấp. Mặc dù Covid-19 là một đại dịch toàn cầu, nhưng nó đã gây ra những khó khăn lớn trong nhiều ngành công nghiệp trên toàn thế giới, bao gồm cả ngành xây dựng, một ngành đòi hỏi nhiều nguồn nhân lực và vật tư cần được vận chuyển qua các khu vực khác nhau. Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta phải nhận diện những yếu tố thuận lợi giữa những thách thức này và rút ra những bài học hữu ích để nâng cao khả năng chuẩn bị cho những thảm họa bất ngờ trong tương lai. Nghiên cứu này nhằm điều tra hậu quả của đại dịch Covid-19 đối với ngành xây dựng. Điều này sẽ được thực hiện theo hai giai đoạn: đầu tiên là xác định các tác động, và sau đó là đánh giá các tác động này. Phương pháp xác định và đánh giá đã được đề cập sẽ được thực hiện bằng cách nghiên cứu tài liệu từ các ấn phẩm và tạp chí khoa học, thực hiện khảo sát bằng bảng câu hỏi sử dụng thang đo Likert, và tiến hành phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực này. Các phản hồi từ bảng câu hỏi đã được đánh giá định lượng bằng cách sử dụng chương trình SPSS. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn điều tra cách ngành xây dựng xử lý các trở ngại và yêu cầu bồi thường bằng cách thực hiện các cuộc phỏng vấn ngắn gọn với các chuyên gia. Kết luận từ các cuộc phỏng vấn đã phân tích sự khác biệt trong các tác động trước, trong và sau đại dịch. Thay đổi chính là việc áp dụng công nghệ tiên tiến, giúp cá nhân thích ứng với công việc từ xa hiệu quả hơn, dẫn đến tiết kiệm thời gian và chi phí công bằng, và có khả năng cải thiện năng suất lao động.</p>2024-09-11T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Vật liệu và Xây dựng - Bộ Xây dựnghttps://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/772Đánh giá ổn định tuyến kè giảm sóng và tuyến đê khu vực biển Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng2024-09-07T02:23:54+00:00Hoài Vũ Trươngvum4222021@gstudent.ctu.edu.vnTấn Phát Lâmcontact@jomc.vnVăn Tỷ Trầncontact@jomc.vn<p>Nghiên cứu này được tiến hành với mục tiêu là đánh giá độ ổn định của tuyến kè chắn sóng và tuyến đê được xây dựng tại khu vực biển thĩ xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Quá trình đánh giá được thực hiện trên phần mềm Plaxis nhằm tính toán mô phỏng độ ổn định của tuyến kè giảm sóng và tuyến đê biển bằng phương pháp phần tử hữu hạn. Quá trình phân tích độ ổn định của các công trình dựa trên các kịch bản của công tác quy hoạch, với sáu kịch bản tính toán cho kè giảm sóng và năm kịch bản cho tuyến đê biển phía trong kè. Kết quả của nghiên này cho thấy độ ổn định của mô hình kè ly tâm giảm sóng rất cao (Hệ số FS>2,70). Tuy nhiên sau hai năm vận hành công trình có hiện tượng xói chân kè phía biển, bồi tụ phía trong dẫn đến suy giảm hệ số an toàn (FS=1,54). Do đó nghiên cứu đề xuất giảm chiều dài cọc ly tâm từ 9 m về 7 m đồng thời gia cố đá học tự do chân kè phía biển. Giải pháp này là khả thi với kết quả kiểm tra tính ổn định có hệ số an toàn cao (FS=2,10). Tuyến đê biển phía trong kè giảm sóng có nguy cơ bị mất ổn định nếu chịu tác động trực tiếp từ sóng biển. Do đó cần xây dựng công trình kè giảm sóng trước khi tiến hành nâng cấp tuyến đê thành đường giao thông theo quy hoạch</p>2024-09-11T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Vật liệu và Xây dựng - Bộ Xây dựng