Tạp chí Vật liệu và Xây dựng - Bộ Xây dựng https://ojs.jomc.vn/index.php/vn <div class="description"> <p><strong>Tạp chí Vật liệu và Xây dựng </strong></p> <p>Tạp chí Vật liệu và Xây dựng là tạp chí khoa học của Viện Vật liệu xây dựng (VIBM), tiền thân là Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển Vật liệu xây dựng (ISSN1859-381X), được thành lập ngày 16/02/2011 theo Giấy phép số 175/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông với số lượng xuất bản ban đầu là 04 số/năm, ngôn ngữ thể hiện bằng tiếng Việt. Năm 2014, Bộ Thông tin và Truyển thông cho phép Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển VLXD tăng kỳ xuất bản và bổ sung ngôn ngữ tiếng Anh (Journal of Building Materials Research and Development – ISSN1859-381X) theo Giấy phép số 221/GP-BTTTT ngày 17/07/2014.</p> <p>Với mục tiêu phát triển Tạp chí theo hướng mở rộng lĩnh vực, nội dung, tăng cường chất lượng và số lượng, hướng tới hội nhập quốc tế, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển vật liệu xây dựng đã đề nghị và được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp Giấy phép (số 564/GP-BTTTT ngày 03/12/2020) đổi tên thành Tạp chí Vật liệu và Xây dựng – Journal of Materials and Construction. Tạp chí Vật liệu và Xây dựng là tạp chí khoa học có phản biện, đăng tải các bài báo khoa học thuộc lĩnh vực vật liệu xây dựng; cơ khí xây dựng; kiến trúc và qui hoạch; kinh tế và quản lý xây dựng; hạ tầng kỹ thuật và môi trường xây dựng,…</p> <p>Website chính thức của Tạp chí bằng tiếng Việt (ISSN1859-381X) và Tạp chí bằng tiếng Anh là (ISSN 2734-9438) tương ứng như sau:</p> <p><a href="https://jomc.vn/">https://jomc.vn/</a></p> <p><a href="https://jomc.vn/en/home/">http://jomc.vn/en</a></p> <p>Để xứng đáng với sự tin cậy của quý bạn đọc và đáp ứng yêu cầu chất lượng cao của Tạp chí, Ban Biên tập Tạp chí rất mong tiếp tục nhận được sự đồng hành, đóng góp nhiệt tình của các nhà khoa học, các chuyên gia, các đối tác trong và ngoài nước bằng cách đóng góp ý kiến, gửi bài đăng trên Tạp chí và đọc phản biện cho các bài báo gửi đến Tạp chí.</p> <p>Xin trân trọng cảm ơn!</p> </div> VIỆN VẬT LIỆU XÂY DỰNG vi-VN Tạp chí Vật liệu và Xây dựng - Bộ Xây dựng 1859-381X PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ XỈ ĐÁY LÒ (CBA) VÀ KINH TẾ TUẦN HOÀN TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI DÙNG TRONG BÊ TÔNG BỀN VỮNG https://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/678 <p>Nghiên cứu trình bày sự ảnh hưởng đến một số tính chất cơ học của bê tông khi sử dụng xỉ đáy lò (CBA) từ các nhà máy nhiệt điện để thay thế cốt liệu nhỏ sau khi được xử lý. Xỉ đáy lò được xử lý bề mặt bằng các phương pháp vật lý và hóa học nhằm tăng cường khả năng bám dính bề mặt. Phương pháp vật lý được thực hiện bằng cách sử dụng cát khô làm sạch bề mặt xỉ trong thùng quay Los Angeles. Phương pháp hóa học được tiến hành bằng cách ngâm xỉ trong dung dịch vôi bão hòa trong các khoảng thời gian khác nhau hoặc trong dung dịch axit sunphuric với nồng độ khác nhau. Kết quả thực nghiệm cho thấy các phương pháp xử lý bề mặt CBA giúp cải thiện độ độ sụt của hỗn hợp cũng như cường độ chịu nén, chịu kéo (ép chẻ) và độ đặc chắc của bê tông.</p> Đại Thắng Đỗ Duc-Hung Phan Anh Tuấn Lê Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Vật liệu và Xây dựng - Bộ Xây dựng 2024-07-11 2024-07-11 14 04 10.54772/jomc.04.2024.678 NGHIÊN CỨU NGUYÊN NHÂN THẤM NƯỚC, THẤM ION CLO VÀ GIẢI PHÁP SỬA CHỮA CHO CÁC BỂ CHỨA NƯỚC SẠCH https://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/725 <p>Hiện nay các bể chứa nước sạch dùng chủ yếu kết cấu bê tông cốt thép. Với kết cấu bê tông cốt thép sau một thời gian sử dụng có hiện tượng thấm nước, thấm iol Cl- dẫn đến công trình bị xuống cấp, giảm tuổi thọ, đặc biệt hiện tượng ăn mòn, xâm thực bê tông làm giảm chất lượng của nguồn nước cung cấp gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. Bài báo tiến hành khảo sát một số bể chứa nước ngọt để tìm ra nguyên nhân thấm nước, thấm iol Cl-, để từ đó đưa ra giải pháp sửa chữa hư hỏng của các bể chứa nước sạch.</p> Quốc Vương Vũ Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Vật liệu và Xây dựng - Bộ Xây dựng 2024-07-11 2024-07-11 14 04 10.54772/jomc.04.2024.725 Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp diethyl glycol và diethanolisopropanolamine đến quá trình nghiền và một số tính chất của xi măng Pooc lăng https://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/729 <p>Mục tiêu của nghiên cứu này là so sánh ảnh hưởng của hỗn hợp diethyl glycol (DEG) và diethanolisopropanolamine (DEIPA) với khi sử dụng từng phụ gia này riêng lẻ tới quá trình nghiền và một số tính chất của xi măng Pooc lăng. Hàm lượng phụ gia trợ nghiền là 0,01% DEG và hỗn hợp (0,005% DEG + 0,005% DEIPA). Các tính chất được khảo sát bao gồm: thời gian nghiền, phân bố kích thước hạt, nước tiêu chuẩn, thời gian đông kết, và cường độ nén ở 1, 3, 7, 28 ngày tuổi. Kết quả nghiên cứu này được so sánh với kết quả nghiên cứu 0,01% DEIPA thuộc nghiên cứu trước của tác giả. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sử dụng hỗn hợp phụ gia tăng hiệu suất nghiền tốt hơn so với các mẫu sử dụng phụ gia đơn lẻ; mẫu DEG cải thiện ít nhất. Mẫu hỗn hợp phụ gia có tỷ lệ hạt mịn ít hơn và tỷ lệ hạt thô cao hơn các mẫu sử dụng phụ gia đơn lẻ; mẫu DEG có tỷ lệ hạt mịn cao nhất và tỷ lệ hạt thô thấp nhất. Lượng nước tiêu chuẩn của các mẫu có phụ gia trợ nghiền không khác nhau nhiều, đều cao hơn mẫu đối chứng khoảng 0,5%. Sự khác biệt thời gian đông kết giữa các mẫu không nhiều, đều đáp ứng yêu cầu TCVN 2682:2020. Mẫu xi măng nghiền chung với hỗn hợp phụ gia cải thiện cường độ tuổi sớm và muộn ít hơn so với khi dùng riêng từng phụ gia; mẫu xi măng nghiền chung với DEG cải thiện cường độ tốt nhất.</p> Nguyễn Dương Định Lê Thu Trang Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Vật liệu và Xây dựng - Bộ Xây dựng 2024-07-11 2024-07-11 14 04 10.54772/jomc.04.2024.729