Tạp chí Vật liệu và Xây dựng - Bộ Xây dựng https://ojs.jomc.vn/index.php/vn <div class="description"> <p><strong>Tạp chí Vật liệu và Xây dựng </strong></p> <p>Tạp chí Vật liệu và Xây dựng là tạp chí khoa học của Viện Vật liệu xây dựng (VIBM), tiền thân là Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển Vật liệu xây dựng (ISSN1859-381X), được thành lập ngày 16/02/2011 theo Giấy phép số 175/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông với số lượng xuất bản ban đầu là 04 số/năm, ngôn ngữ thể hiện bằng tiếng Việt. Năm 2014, Bộ Thông tin và Truyển thông cho phép Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển VLXD tăng kỳ xuất bản và bổ sung ngôn ngữ tiếng Anh (Journal of Building Materials Research and Development – ISSN1859-381X) theo Giấy phép số 221/GP-BTTTT ngày 17/07/2014.</p> <p>Với mục tiêu phát triển Tạp chí theo hướng mở rộng lĩnh vực, nội dung, tăng cường chất lượng và số lượng, hướng tới hội nhập quốc tế, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển vật liệu xây dựng đã đề nghị và được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp Giấy phép (số 564/GP-BTTTT ngày 03/12/2020) đổi tên thành Tạp chí Vật liệu và Xây dựng – Journal of Materials and Construction. Tạp chí Vật liệu và Xây dựng là tạp chí khoa học có phản biện, đăng tải các bài báo khoa học thuộc lĩnh vực vật liệu xây dựng; cơ khí xây dựng; kiến trúc và qui hoạch; kinh tế và quản lý xây dựng; hạ tầng kỹ thuật và môi trường xây dựng,…</p> <p>Website chính thức của Tạp chí bằng tiếng Việt (ISSN1859-381X) và Tạp chí bằng tiếng Anh là (ISSN 2734-9438) tương ứng như sau:</p> <p><a href="https://jomc.vn/">https://jomc.vn/</a></p> <p><a href="https://jomc.vn/en/home/">http://jomc.vn/en</a></p> <p>Để xứng đáng với sự tin cậy của quý bạn đọc và đáp ứng yêu cầu chất lượng cao của Tạp chí, Ban Biên tập Tạp chí rất mong tiếp tục nhận được sự đồng hành, đóng góp nhiệt tình của các nhà khoa học, các chuyên gia, các đối tác trong và ngoài nước bằng cách đóng góp ý kiến, gửi bài đăng trên Tạp chí và đọc phản biện cho các bài báo gửi đến Tạp chí.</p> <p>Xin trân trọng cảm ơn!</p> </div> vi-VN contact@jomc.vn (Tạp chí Vật liệu & Xây dựng) contact@jomc.vn (Tạp chí Vật liệu & Xây dựng) Wed, 28 Aug 2024 00:00:00 +0000 OJS 3.3.0.9 http://blogs.law.harvard.edu/tech/rss 60 Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp diethyl glycol và diethanolisopropanolamine đến quá trình nghiền và một số tính chất của xi măng Pooc lăng https://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/729 <p>Mục tiêu của nghiên cứu này là so sánh ảnh hưởng của hỗn hợp diethyl glycol (DEG) và diethanolisopropanolamine (DEIPA) với khi sử dụng từng phụ gia này riêng lẻ tới quá trình nghiền và một số tính chất của xi măng Pooc lăng. Hàm lượng phụ gia trợ nghiền là 0,01% DEG và hỗn hợp (0,005% DEG + 0,005% DEIPA). Các tính chất được khảo sát bao gồm: thời gian nghiền, phân bố kích thước hạt, nước tiêu chuẩn, thời gian đông kết, và cường độ nén ở 1, 3, 7, 28 ngày tuổi. Kết quả nghiên cứu này được so sánh với kết quả nghiên cứu 0,01% DEIPA thuộc nghiên cứu trước của tác giả. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sử dụng hỗn hợp phụ gia tăng hiệu suất nghiền tốt hơn so với các mẫu sử dụng phụ gia đơn lẻ; mẫu DEG cải thiện ít nhất. Mẫu hỗn hợp phụ gia có tỷ lệ hạt mịn ít hơn và tỷ lệ hạt thô cao hơn các mẫu sử dụng phụ gia đơn lẻ; mẫu DEG có tỷ lệ hạt mịn cao nhất và tỷ lệ hạt thô thấp nhất. Lượng nước tiêu chuẩn của các mẫu có phụ gia trợ nghiền không khác nhau nhiều, đều cao hơn mẫu đối chứng khoảng 0,5%. Sự khác biệt thời gian đông kết giữa các mẫu không nhiều, đều đáp ứng yêu cầu TCVN 2682:2020. Mẫu xi măng nghiền chung với hỗn hợp phụ gia cải thiện cường độ tuổi sớm và muộn ít hơn so với khi dùng riêng từng phụ gia; mẫu xi măng nghiền chung với DEG cải thiện cường độ tốt nhất.</p> Nguyễn Dương Định, Lê Thu Trang Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Vật liệu và Xây dựng - Bộ Xây dựng https://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/729 Thu, 11 Jul 2024 00:00:00 +0000 Nghiên cứu chế tạo bê bông rỗng https://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/766 <p>Bê tông rỗng (PC) được chế tạo từ hỗn hợp vật liệu đá mi, cát nghiền, xi măng, nước và phụ gia SP. Sử dụng phương pháp thể tích tuyệt đối và phương pháp kết khối, với tỷ lệ nước trên chất kết dính là 0.28 và độ sụt được khống chế trong khoảng 0 ¸ 1 cm, nghiên cứu thiết kế các cấp phối với các độ rỗng khác nhau nhằm mục đích đánh giá ảnh hưởng của độ rỗng đến trọng lượng riêng, cường độ chịu nén và tốc độ thoát nước của PC. Từ đó đề xuất cấp phối tối PC ưu để chế tạo, ứng dụng cho các các công trình công cộng, điển hình là các công trình công viên, đường đi trên bờ kè,…</p> Lê Văn Lộc, Nguyễn Huy Cường, Huỳnh Phú Hảo, Trần Văn Mom, Trương Văn An, Trần Văn Bình, Cao Hồng Hải, Trần Lý Trường Giang, Hồ Văn Pha, Tăng Phước Lộc, Lê Ngọc Đĩnh, Hồ Trung Tính Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Vật liệu và Xây dựng - Bộ Xây dựng https://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/766 Fri, 16 Aug 2024 00:00:00 +0000 NNghiên cứu ảnh hưởng của các loại phụ gia chậm cháy đến khả năng bắt cháy của vật liệu PVC (Poly Vinyl Clorua) https://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/672 <p>Bài báo này trình bày các kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phụ gia chậm cháy Zinc borate, Triphenyl phosphate, Aluminium hydroxide, Antimony(III) oxide đến khả năng bắt cháy quy định&nbsp; trong QCVN 06:2022/BXD và một số tính chất của vật liệu trên cơ sở nhựa PVC. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các loại phụ gia chống cháy khác nhau có ảnh hưởng đáng kể đến tính bắt cháy của vật liệu PVC. Phương pháp phân tích nhiệt TGA cũng đã xác nhận khả năng chịu nhiệt và chống cháy của vật liệu.</p> Thắng Ninh, Nguyễn Minh Đạt, Ngô Tuấn Dũng Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Vật liệu và Xây dựng - Bộ Xây dựng https://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/672 Wed, 28 Aug 2024 00:00:00 +0000 Đánh giá vòng đời (LCA) đối với sản xuất xi măng poóc lăng - Áp dụng cụ thể đối với một nhà máy sản xuất xi măng ở Việt Nam https://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/726 <p>Bài báo này trình bày nội dung đánh giá các tác động môi trường của sản xuất xi măng poóc lăng truyền thống (PC) ở Việt Nam, áp dụng đối với trường hợp Công ty TNHH Siam City Cement (Việt Nam), sử dụng phương pháp đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA). Kết quả tính toán cho thấy rằng giai đoạn lựa chọn vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất chiếm tỉ lệ lớn nhất (đến 93,74% đối với chỉ số tiềm năng nóng lên toàn cầu- GWP) so với các giai đoạn vận chuyển nội bộ, sản xuất trong nhà máy và các chất thải trong quá trình sản xuất. Giá trị GWP đối với xi măng poóc lăng PC ở nhà máy xi măng INSEE Vietnam đạt giá trị 870,3 kg CO<sub>2</sub> eq./tấn xi măng.</p> Nguyễn Thanh Dũng, Trần Đức Bình, Nguyễn Công Thắng, Lương Đức Long; Nguyễn Văn Tuấn Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Vật liệu và Xây dựng - Bộ Xây dựng https://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/726 Wed, 28 Aug 2024 00:00:00 +0000 Nghiên cứu hiệu quả của bấc thấm dọc chế tạo sẵn sử dụng gia tải trước chân không và gia tải trước phụ tải https://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/708 <p><em>Thoát nước dọc chế tạo sẵn là phương pháp cải tạo đất nhằm tăng tốc độ lún cố kết. Cùng với sự phát triển của kiến thức, gia tải trước chân không đã được sử dụng để thay thế gia tải trước nền đắp để tạo ra ứng suất trong đất. Nghiên cứu này sẽ so sánh hiệu quả của gia tải chân không với gia tải trước nền đắp thông qua việc phân tích mức độ và thời gian cố kết. Dự đoán độ lún được tính toán thủ công bằng phương pháp cố kết 1 chiều của Terzaghi, trong khi phương pháp phần tử hữu hạn bằng Chương trình PLAXIS 2D và phương pháp ASAOKA từ độ lún trên thực địa. Hệ số cố kết theo chiều ngang được sử dụng dựa trên kết quả tính toán lại bằng biểu đồ của ASAOKA. Tỷ lệ hệ số cố kết (C<sub>h</sub>/C<sub>v</sub>) thu được đối với gia tải trước chân không là 5,9 và đối với gia tải trước nền đắp là 2,21¸4,25. Phân tích cho thấy phương pháp gia tải chân không có thể giảm thời gian cố kết lên đến 74% so với phương pháp gia tải trước nền đắp.</em></p> Tới Nguyễn, Chinh Nguyễn Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Vật liệu và Xây dựng - Bộ Xây dựng https://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/708 Wed, 28 Aug 2024 00:00:00 +0000 Nghiên cứu sử dụng đuôi quặng OTC làm nguyên liệu cho sản xuất xi măng https://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/702 <p>Với nhu cầu sử dụng lớn, phục vụ cho nhiều lĩnh vực khác nhau, nguồn nguyên liệu quặng sắt phục vụ cho quá trình sản xuất xi măng ngày càng trở nên cạn kiệt. Việc thiếu hụt nguồn nguyên liệu này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành, chất lượng và tính năng xi măng, ngoài ra còn gây ra các vấn đề về ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu,… Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp khai thác khoáng hiện nay, cần có những nghiên cứu, xử lý và tái chế lượng đuôi quặng OTC đang được phát thải tại các nhà máy tuyển khoáng tại Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng đuôi quặng OTC để thay thế nguyên liệu trong sản xuất xi măng có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, vừa giúp thay thế nguồn nguyên liệu quặng sắt đang ngày càng thiếu hụt, đồng thời là giải pháp để tiêu thụ lượng phế thải này.</p> <p>Bài báo này trình bày các kết quả nghiên cứu về sử dụng đuôi quặng OTC làm nguyên liệu cho sản xuất xi măng. Kết quả cho thấy rằng, khi thay thế ở tỷ lệ từ&nbsp; 0 – 100% quặng sắt, các chỉ tiêu như lượng nước tiêu chuẩn và thời gian đông kết có xu hướng được cải thiện, tuy nhiên đối với chỉ tiêu cường độ lại có xu hướng giảm từ 0 -10%. Khi đối chiếu với yêu cầu kỹ thuật của TCVN 2682, mẫu xi măng sử dụng đến 100% đuôi quặng OTC thay thế quặng sắt vẫn hoàn toàn đáp ứng tốt các mức yêu cầu kỹ thuật và theo phân loại đạt mức PC40.</p> Thiên Phạm, Lê Việt Hùng, Tạ Văn Luân, Dương Thanh Qui Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Vật liệu và Xây dựng - Bộ Xây dựng https://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/702 Wed, 28 Aug 2024 00:00:00 +0000 Phân tích ứng xử của dầm trên nền đàn nhớt phi tuyến chịu hai tải trọng di động https://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/757 <p>Bài báo phân tích ứng xử động lực học của dầm Timoshenko nhịp đơn trên nền đàn nhớt phi tuyến bậc ba. Tải trọng tập trung di động được xét hai lực di động với vận tốc không đổi. Nền được mô hình là nền đàn nhớt phi tuyến bậc ba theo chuyển vị với sáu thông số nền độc lập. Phương pháp Galerkin trọng số kết hợp với phép cầu phương tích phân được áp dụng để biến đổi phương trình vi phân chuyển động chủ đạo thành hệ phương trình vi phân thường được giải bằng phương pháp tích phân từng bước trên toàn miền thời gian. Kết quả số cho thấy ảnh hưởng của các thông số nền, dầm, tải trọng đến tốc độ hội tụ của lời giải và phản ứng động của dầm.</p> Tâm Đoàn Kiều Văn Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Vật liệu và Xây dựng - Bộ Xây dựng https://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/757 Wed, 28 Aug 2024 00:00:00 +0000 Nghiên cứu nguyên nhân thấm nước, thấm ion clo và giải pháp sửa chữa cho các bể chứa nước sạch https://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/725 <p>Hiện nay các bể chứa nước sạch dùng chủ yếu kết cấu bê tông cốt thép. Với kết cấu bê tông cốt thép sau một thời gian sử dụng có hiện tượng thấm nước, thấm iol Cl- dẫn đến công trình bị xuống cấp, giảm tuổi thọ, đặc biệt hiện tượng ăn mòn, xâm thực bê tông làm giảm chất lượng của nguồn nước cung cấp gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. Bài báo tiến hành khảo sát một số bể chứa nước ngọt để tìm ra nguyên nhân thấm nước, thấm iol Cl-, để từ đó đưa ra giải pháp sửa chữa hư hỏng của các bể chứa nước sạch.</p> Vũ Quốc Vương Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Vật liệu và Xây dựng - Bộ Xây dựng https://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/725 Thu, 11 Jul 2024 00:00:00 +0000 Nghiên cứu quá trình trao đổi nhiệt trong lò quay reactor, nhiệt phân thải cao su lốp xe cắt nhỏ https://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/774 <p>Với sự gia tăng về lượng cao su phế thải một loại rác khó phân hủy như hiện nay, thì việc xử lý, tận dụng cao su phế thải (CSPT) là vấn đề đã được quan tâm ngay từ khi công nghiệp cao su ra đời, vì vậy đã có nhiều biện pháp được triển khai trong thực tế để tận dụng nguồn nguyên liệu này hoặc hạn chế đến mức thấp nhất tác động của loại chất thải này đối với môi trường. Một nguồn thải khá lớn khác chính là lốp xe hư hỏng được thu gom từ các garage sửa chữa ô tô, xe máy có thể lên đến 30-50 tấn/ngày nếu thu gom trên toàn địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Quá trình gia công nhiệt cho quá trình nhiệt phân bằng phương pháp đốt khí GAZ dư cho vỏ lò recator. Nhiệt lượng mà nguyên liệu thải lốp xe cao su hấp thụ phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như nguồn nhiệt cấp, phương pháp trao nhiệt (bức xạ, đối lưu và truyền dẫn nhiệt) và đặc biệt là hình dạng kích thước của lốp xe khi tăng diện tích tiếp xúc nguồn nhiệt khi được gia công cắt nhỏ. Qua các tính toán nhiệt, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng Vật liệu Xanh của Công ty TNHH GTS INNOLAB đã xây dựng được biểu đồ gia công nhiệt và biểu đồ cân bằng vật chất hay biểu đồ thay đổi khối lượng nạp liệu của lốp xe và bavia theo thời gian gia công nhiệt.</p> Nguyễn Minh Ngọc, Phan Trường Sơn , Nguyễn Xuân Trường , Đào Văn Hạnh , Nguyễn Mạnh Huấn , Dương Chí Trung Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Vật liệu và Xây dựng - Bộ Xây dựng https://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/774 Wed, 28 Aug 2024 00:00:00 +0000 Khảo sát các đặc tính của graphit nghiền tinh chế từ quặng Yên Bái định hướng cho chế tạo anode của hệ ắc quy dòng oxi hóa khử https://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/737 <p>Than chì (graphit) được khai thác từ mỏ than Yên Bái sau đó được đem nghiền và tinh chế để khảo sát các đặc tính bằng các phép đo như: Raman shift; TGA–FTIR; BET và SEM. Kết quả cho thấy, than chì sau khi đem nghiền tối đa 1000 giờ trong chân không sẽ hình thành một loại cacbon có tính phản ứng cao, đó là: có khả năng hấp thụ hóa học một lượng lớn khí cacbonic sau khi tiếp xúc với không khí; diện tích được bao phủ bởi khí hấp thụ hóa học lớn hơn khoảng 40 lần so với diện tích BET đo được, dẫn đến tăng diện tích bề mặt thực lên ∼1175 m<sup>2</sup>.g<sup>−1</sup> sau 100-1000 giờ nghiền; Phổ Raman của bột than chì cho thấy độ kết tinh của than chì giảm theo thời gian nghiền, tăng liên kết sp<sup>3</sup> giống kim cương và giống fullerene trong mẫu; SEM cho xác định than chì có cấu trúc theo lớp với độ dày của dải lớp tới 20 nm và dài 50 nm. Khảo sát các đặc tính của graphit sau nghiền với tính phản ứng cao này sẽ được định hướng để sử dụng cho việc khảo sát chế tạo anode trong hệ ắc quy dòng oxi hóa khử trong nghiên cứu tiếp theo.</p> Trịnh Việt Dũng, Nguyễn Thị Tuyết Mai, Đặng Thị Minh Huệ, Trần Vĩnh Hoàng, Huỳnh Đăng Chính Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Vật liệu và Xây dựng - Bộ Xây dựng https://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/737 Wed, 28 Aug 2024 00:00:00 +0000 Tính toán mô men kháng nứt của tiết diện bê tông cốt thép theo mô hình ứng xử phi tuyến hai đoạn thẳng https://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/722 <p>Bài báo này trình bày chi tiết phương pháp xác định mô men kháng nứt của tiết diện bê tông cốt thép hình chữ nhật có xét đến ứng xử phi tuyến của bê tông được đơn giản hóa theo mô hình hai đoạn thẳng quy định trong TCVN 5574 – 2018. Bài báo cũng thực hiện so sánh các giá trị mô men kháng nứt tính toán theo phương pháp gần đúng nêu trong TCVN 5574 – 2018 và tính toán theo mô hình ứng xử phi tuyến hai đoạn thẳng của bê tông ứng với các hàm lượng cốt thép khác nhau. Kết quả tính toán chỉ ra rằng: (1) mô men kháng nứt của tiết diện tăng tỉ lệ tuyến tính với hàm lượng cốt thép chịu kéo và hàm lượng cốt thép chịu nén; (2) hàm lượng cốt thép chịu kéo có ảnh hưởng lớn tới mô men kháng nứt của tiết diện trong khi ảnh hưởng của cốt thép chịu nén là không đáng kể; (3) phương pháp xác định một cách gần đúng mô men kháng nứt của tiết diện được trình bày trong TCVN 5574 – 2018 đánh giá thấp khả năng chống nứt của tiết diện, đặc biệt trong trường hợp hàm lượng cốt thép chịu kéo lớn.</p> Phạm Nam, Hưng Nguyễn Việt Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Vật liệu và Xây dựng - Bộ Xây dựng https://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/722 Wed, 28 Aug 2024 00:00:00 +0000 Nghiên cứu nâng cao khả năng chống hút ẩm và khả năng chảy nước của bột chữa cháy ABC phù hợp với khí hậu Việt Nam https://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/760 <p>Bột chữa cháy ABC được sử dụng rộng rãi trong công tác phòng cháy và chữa cháy nhờ hiệu quả dập cháy nhanh, giá thành thấp. Tuy nhiên, trong điều kiện khí hậu Việt Nam, độ ẩm thường xuyên vượt quá 80% làm giảm đáng kể hiệu quả của sản phẩm này. Để giải quyết vấn đề này, nghiên cứu này đề xuất một phương pháp biến tính bề mặt nhằm nâng cao tính chất của bột chữa cháy ABC. Nghiên cứu sử dụng chất biến tính silan để xử lý bề mặt của các hạt bột chữa cháy, mang lại những cải thiện đáng kể về khả năng chống ẩm, chống thấm nước cũng như ngăn ngừa hiện tượng đóng bánh và vón cục của bột chữa cháy ABC. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng bột chữa cháy ABC cải tiến không chỉ giữ được hiệu quả chữa cháy mà còn thể hiện khả năng chảy được nâng cao, phù hợp hơn với các điều kiện khí hậu cụ thể phổ biến ở Việt Nam.</p> Nguyễn Hữu Đạt, Nguyễn Vũ Giang, Mai Đức Huynh, Trần Hữu Trung, Nguyễn Thị Thu Trang, Trần Thị Mai, Nguyễn Tiến Minh, Hoàng Ngọc Huynh, Nguyễn Thị Mùa Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Vật liệu và Xây dựng - Bộ Xây dựng https://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/760 Wed, 28 Aug 2024 00:00:00 +0000 Công nghệ gạch thu nước thông minh - tương lai xanh cho cuộc sống đô thị ở Việt Nam https://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/758 <p>Các đô thị ở Việt Nam trong những năm vừa qua, mỗi khi có những trận mưa với lưu lượng lớn thì tình trạng ngập lụt ngày càng nhiều, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và hoạt động của người dân. Cần có các giải pháp kết cấu mặt đường có khả năng thoát nước bề mặt để giảm ngập lụt, ô nhiễm môi trường và tăng mực nước ngầm cho đô thị là điều rất cần thiết cho các đô thị ở Việt Nam.</p> <p>Hiện nay trên thế giới đã có những sản phẩm Gạch bê tông thấm nước hay còn gọi là bê tông thoát nước nói chung, gạch tự chèn thấm nước nói riêng đã được nhiều nước trên thế giới sản xuất và sử dụng từ hàng chục năm về trước. Tuy nhiên sản phẩm này hiện có các nhược điểm về khả năng tiêu thoát nước, độ bền sản phẩm do quá trình thủy hóa vật liệu khi nước ngấm qua và tình trạng bão hòa nền đất phía dưới làm giảm khả năng chịu lực của nền đất. Gạch thu nước thông minh kết hợp tiêu nước qua hố giếng không ảnh hưởng tới cốt nền đường là giải pháp khắc phục được hoàn toàn các nhược điểm đó.</p> Tạ Văn Phấn, Nguyễn Văn Sáng Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Vật liệu và Xây dựng - Bộ Xây dựng https://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/758 Wed, 28 Feb 2024 00:00:00 +0000 Phân tích sức chịu tải của móng rãnh hình nón trên mái dốc hoek-brown bằng phương pháp phần tử hữu hạn https://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/679 <p>Trong khoảng thập kỉ gần đây, xu hướng xây dựng và vận hành những công trình trên các vùng địa hình đồi núi đang ngày càng phổ biến do sự thiếu hụt đất đai và tốc độ đô thị hóa nhanh của toàn cầu. Vì vậy, đối với công trình tuabin điện gió thường được xây dựng với kết cấu móng chịu lực thường gặp như móng hình nón trên địa hình mái dốc của vùng đồi núi. Những nghiên cứu trước đây đã áp dụng phương pháp phần tử hữu hạn để nghiên cứu ứng xử của các loại móng nông như móng băng, móng tròn và móng vành khăn trên nền đất có mái dốc có xét đến sức chịu tải cực hạn bằng nhiều mô hình đất nền địa kĩ thuật và tải trọng tác dụng. Trong bài báo này, sức chịu tải của móng rãnh hình nón được khảo sát khi đặt gần mái dốc cùng với các thông số ảnh hưởng của đất nền thông qua phần mềm phần tử hữu hạn Plaxis 3D và tiêu chuẩn phá hoại Hoek-Brown. Trước hết, mô hình được mô phỏng cùng những thông số của mô hình đá bao gồm chỉ số độ bền địa chất và thông số đá nguyên dạng. Ngoài ra, mặt trượt phá hoại của móng nón trên khối đá Hoek-Brown cũng được thể hiện để đánh giá ảnh hưởng của tất cả các thông số khác. Thông qua nghiên cứu, kết quả của bài báo sẽ là một phần thông tin đóng góp khi thiết kế và nghiên cứu cho các điều kiện địa chất nhằm tối ưu giải pháp xây dựng cho loại móng rãnh hình nón này.</p> Phạm Gia Huy, Cao Hữu Quân, Phạm Văn Quảng, Van Qui Lai Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Vật liệu và Xây dựng - Bộ Xây dựng https://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/679 Wed, 28 Aug 2024 00:00:00 +0000 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của các dự án thủy lợi tại thành phố Cần Thơ https://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/756 <p>Trong những năm gần đây, các dự án thủy lợi tại thành phố Cần Thơ được thực hiện bởi các chủ đầu tư, cơ quan quản lý của nhà nước. Tuy nhiên, để điều phối dự án thực hiện theo kế hoạch được duyệt thì cần phải có cơ quan quản lý dự án để chỉ đạo. Việc thực hiện ý tưởng thành thực tiễn luôn vấp phải các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng. Những vấn đề này nếu không được xử lý kịp thời và triệt để sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu của dự án, nếu dự án không đạt được mục tiêu đề ra của nó thì dự án đó không thành công, gây lãng phí thời gian, tiền bạc, công sức của con người. Do đó, muốn điều hướng dự án theo kế hoạch đề ra thì phải xem xét các nguyên nhân làm cho dự án không thành công. Bài báo này trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án thủy lợi tại thành phố Cần Thơ bằng phương pháp thu thập số liệu dự án, phỏng vấn chuyên gia và khảo sát các bên liên quan. Dữ liệu khảo sát được tính toán bằng lý thuyết tập thô. Kết quả tìm được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố chính tác động đến sự thành công của dự án thủy lợi và mối liên quan giữa các nhân tố đó. Từ đó đề xuất phương án, giải pháp xử lý, hạn chế sự ảnh hưởng của các nhân tố đó đến dự án thủy lợi</p> Nguyễn Thị Phương Ngân, Nguyễn Thị Thu Hà Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Vật liệu và Xây dựng - Bộ Xây dựng https://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/756 Sat, 17 Aug 2024 00:00:00 +0000 Chế tạo và đánh giá các đặc tính của màng trao đổi ion dựa trên cơ sở màng Nafion https://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/738 <p>Thực nghiệm tiến hành chế tạo và đáng giá các đặc tính của màng trao đổi ion dựa trên cơ sở màng Nafion (màng ghép). Các đặc trưng tính chất của màng ghép đã được khảo sát như: phổ FT-IR, phổ NMR, Phân tích nhiệt trọng lượng (TG-DTG), hiển vi điện tử quét (SEM), khả năng trao đổi ion (IEC), tính hấp thụ nước (WU) và độ dẫn điện ion (σ). Kết quả khảo sát xác nhận được việc ghép thành công NaSS và METAC vào các phân tử Nafion. Sự thay đổi hình thái bề mặt của màng Nafion ghép so sánh với bề mặt rất nhẵn của màng Nafion thương mại đối chứng (N212). Các đặc tính hóa lý như khả năng trao đổi ion (IEC), độ hấp thụ nước (WU) cho thấy là được giảm khi lượng NaPSS giảm trong màng ghép. Độ dẫn điện ion (σ) cho khả năng vận chuyển ion của màng sẽ được thay đổi khi điều chỉnh hàm lượng monome trong màng.&nbsp;</p> Trịnh Việt Dũng, Nguyễn Thị Tuyết Mai, Nguyễn Thị Lan, Trần Vĩnh Hoàng, Đặng Thị Minh Huệ, Huỳnh Đăng Chính Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Vật liệu và Xây dựng - Bộ Xây dựng https://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/738 Wed, 28 Aug 2024 00:00:00 +0000 Nghiên cứu khả năng chữa cháy và thử nghiệm độc tính của bột chữa cháy trên cơ sở tổ hợp monoamoni photphat và một số muối vô cơ https://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/764 <p>Monoamoni photphat là thành phần chính được ứng dụng nhiều trong chế tạo bột chữa cháy nhờ khả năng chữa cháy hiệu quả và độc tính thấp. Bằng phương pháp phối trộn với một số muối vô cơ khác, nhóm nghiên cứu đã tổng hợp được sản phẩm bột chữa cháy với thành phần chính là monoammonium phosphate (MAP), hợp chất phosphat vô cơ, hợp chất sulfat vô cơ, magie hydroxit, hợp chất cacbonat vô cơ và các phụ gia phụ trợ khác. Nghiên cứu này phân tích các đặc trưng tính chất như đặc tính phân hủy nhiệt, khả năng chữa cháy và độc tính sinh học của phẩm bột chữa cháy. Các phương pháp nghiên cứu bao gồm phân tích nhiệt trọng (TGA), thử nghiệm chữa cháy và đánh giá độc tính cấp tính (LD50). Kết quả cho thấy, trong quy mô phòng thí nghiệm, đám cháy được dập tắt sau 10 giây phun bột và không bùng cháy lại với mức độ độc tính sinh học "gần như không độc" theo phân loại của OECD với kết quả LD50 đạt mức an toàn</p> Nguyễn Thị Mùa, Trần Hữu Trung, Nguyễn Thị Thu Trang, Nguyễn Hữu Đạt, Nguyễn Tiến Minh, Hoàng Ngọc Huynh, Hoàng Ngọc Huynh, Nguyễn Vũ Giang Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Vật liệu và Xây dựng - Bộ Xây dựng https://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/764 Wed, 28 Aug 2024 00:00:00 +0000 Phân tích thực nghiệm và fem của vải địa kỹ thuật geotube https://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/710 <p>Bài báo này đề cập đến việc thực hiện thử nghiệm túi treo để tiêu nước bùn thải tại hồ Powai, Mumbai, Ấn Độ. Túi treo và sàn công tác được chế tạo tại phòng thử nghiệm vật liệu địa kỹ thuật tổng hợp tại IIT Bombay. Các tính chất của đất và vải địa kỹ thuật được báo cáo. Dựa trên thử nghiệm túi treo, tốc độ dòng chảy của vật liệu bùn và mực nước được ghi lại trong một khoảng thời gian cụ thể. Phân tích phương pháp phần tử hữu hạn (FEM) sử dụng PLAXIS đã được sử dụng để phân tích ống địa kỹ thuật vải địa kỹ thuật. Kết quả thử nghiệm cho thấy việc lựa chọn đúng loại ống địa kỹ thuật và vật liệu lấp đầy là rất quan trọng tại hiện trường cho dự án.</p> Hà Trần, Thiện Lê Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Vật liệu và Xây dựng - Bộ Xây dựng https://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/710 Wed, 28 Aug 2024 00:00:00 +0000 Phương pháp xử lý xỉ đáy lò (CBA) và kinh tế tuần hoàn trong quản lý chất thải dùng trong bê tông bền vững https://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/678 <p>Nghiên cứu trình bày sự ảnh hưởng đến một số tính chất cơ học của bê tông khi sử dụng xỉ đáy lò (CBA) từ các nhà máy nhiệt điện để thay thế cốt liệu nhỏ sau khi được xử lý. Xỉ đáy lò được xử lý bề mặt bằng các phương pháp vật lý và hóa học nhằm tăng cường khả năng bám dính bề mặt. Phương pháp vật lý được thực hiện bằng cách sử dụng cát khô làm sạch bề mặt xỉ trong thùng quay Los Angeles. Phương pháp hóa học được tiến hành bằng cách ngâm xỉ trong dung dịch vôi bão hòa trong các khoảng thời gian khác nhau hoặc trong dung dịch axit sunphuric với nồng độ khác nhau. Kết quả thực nghiệm cho thấy các phương pháp xử lý bề mặt CBA giúp cải thiện độ độ sụt của hỗn hợp cũng như cường độ chịu nén, chịu kéo (ép chẻ) và độ đặc chắc của bê tông.</p> Đỗ Đại Thắng, Phan Đức Hùng, Lê Anh Tuấn Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Vật liệu và Xây dựng - Bộ Xây dựng https://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/678 Thu, 11 Jul 2024 00:00:00 +0000 Nghiên cứu về tác động của chi phí lên vốn đầu tư trong xây dựng công trình theo tiêu chuẩn công trình xanh https://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/771 <p>Công trình xanh (CTX) đang ngày càng trở thành tiêu chuẩn thiết yếu trong ngành xây dựng hiện đại, nhờ vào những lợi ích đáng kể về môi trường và xã hội mà chúng mang lại. Ở Việt Nam, mặc dù sự phát triển của CTX còn chậm, sự cấp thiết của phát triển bền vững đang đẩy mạnh việc áp dụng các tiêu chí xanh trong xây dựng. Các công trình này không chỉ bảo vệ môi trường mà còn tạo ra lợi ích kinh tế lâu dài cho các bên liên quan. Tuy nhiên, chi phí đầu tư ban đầu cao hơn so với công trình truyền thống là rào cản lớn cho việc triển khai rộng rãi. Bài viết này nhằm phân tích ảnh hưởng của chi phí đến vốn đầu tư xây dựng CTX, làm rõ các thách thức và cơ hội mà CTX có thể mang lại. Nghiên cứu sẽ khám phá các yếu tố chi phí chính và ảnh hưởng của chúng đến quyết định đầu tư, đề xuất các giải pháp để tối ưu hóa chi phí và cải thiện khả năng tiếp cận CTX. Mục đích là cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn giúp nâng cao nhận thức và giá trị của CTX, đồng thời đề xuất cải cách chính sách và các biện pháp khuyến khích, từ tài chính đến phi tài chính, cùng với đào tạo về năng lượng tái tạo và thiết kế sinh thái để thúc đẩy sự phát triển bền vững trong ngành.</p> Quốc Bằng Trần, Phạm Đức Thắng Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Vật liệu và Xây dựng - Bộ Xây dựng https://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/771 Wed, 28 Aug 2024 00:00:00 +0000 Ứng dụng mô hình học sâu YOLOv8 để kiểm soát hành vi sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân trên công trường xây dựng https://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/755 <p>Trong quá trình thi công tại các công trường xây dựng, việc giám sát các hành vi sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân của công nhân luôn cần sự quan tâm kỹ càng, nhằm tránh xảy ra tai nạn đáng tiếc. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ hình ảnh và các thuật toán trí tuệ nhân tạo liên tục được nghiên cứu và áp dụng vào các công tác ngoài hiện trường. Nghiên cứu này đề xuất một phương pháp ứng dụng mô hình học sâu YOLOv8 – một trong những mô hình tiên tiến nhất – để tự động xác định hành vi sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân của công nhân trên công trường, bao gồm các hành vi sử dụng và không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân. Kết quả của nghiên cứu cho thấy các phát hiện được cải thiện đáng kể so với những mô hình trước đó, cụ thể độ chính xác với phát hiện mũ bảo hộ, găng tay và khẩu trang lần lượt lên tới 96.6%, 99.6% và 98.2%. Không chỉ vậy, mô hình còn có ý nghĩa rất lớn khi phát hiện được các hành vi không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân, những trường hợp vốn cần được quan tâm hơn trong công tác giám sát an toàn lao động. Do đó, mô hình học sâu đề xuất có khả năng ứng dụng thực tiễn vào các công trường xây dựng, tăng cường khả năng quản lý, kiểm soát việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân, đảm bảo an toàn lao động cho công nhân khi thi công tại các công trường. &nbsp;</p> Nguyễn Ngọc Thoan, Nguyễn Anh Đức, Đào Chí Hiếu Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Vật liệu và Xây dựng - Bộ Xây dựng https://ojs.jomc.vn/index.php/vn/article/view/755 Wed, 28 Aug 2024 00:00:00 +0000