##common.pageHeaderLogo.altText##
Tạp chí Vật liệu và Xây dựng - Bộ Xây dựng

ISSN:

Website: www.jomc.vn

Nghiên cứu cấu tạo giếng thu nước mưa có khả năng bẫy rác, tăng cường khả năng thoát nước, góp phần giảm thiểu ngập úng đô thị

Nguyễn Thành Mậu

Tóm tắt

Vấn đề tắc nghẽn rác tại các cửa thu nước mưa làm giảm mạnh hiệu suất thu nước của ga, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của hệ thống thoát nước là một trong những nguyên nhân gây ngập úng đô thị ở Việt Nam hiện nay. Sự tắc nghẽn ngoài những nguyên nhân chủ quan là do tình trạng người dân bít chèn cửa thu để ngăn mùi hôi thối từ cống rãnh thoát ra hay do nạn vứt rác bừa bãi còn có nguyên nhân khách quan là khi có mưa ngập úng đường thường đi kèm với lượng rác lớn trôi nổi tập trung và bị lưới chắn giữ lại tại các cửa thu. Vì vậy song song với giải pháp về tuyên truyền, chế tài phù hợp hay giải pháp vệ sinh môi trường đô thị, hạn chế rác thải bề mặt còn cần phải có những giải pháp kỹ thuật phù hợp thích ứng. Quá trình xây dựng, phát triển hệ thống thoát nước đô thị ở Việt Nam đã có nhiều loại ga thu nước mưa được nghiên cứu áp dụng nhưng thực tế cho thấy sự tắc nghẽn rác tại cửa thu dẫn đến hiệu suất thu nước thấp hiện vẫn là vấn đề lớn còn tồn tại. Bài viết này tập trung nghiên cứu đề xuất cấu tạo một loại ga thu nước mưa có khả năng bẫy rác, hạn chế tắc nghẽn từ đó nâng cao hiệu suất thu nước, chống mùi hôi, mỹ quan, cấu trúc đơn giản, dễ áp dụng và kinh tế.

Tài liệu tham khảo

  1. . Hoàng Văn Huệ. Thoát nước, Tập 1 Mạng lưới thoát nước. NXB Khoa học và
  2. kỹ thuật. Hà Nội, 2002.
  3. . Dương Thanh Lượng. Giáo trình Mô phỏng mạng lưới thoát nước bằng SWMM.
  4. . Phạm Ngọc Sáu. Thiết kế mạng lưới thoát nước đô thị. NXB Xây dựng.
  5. . Nguyễn Tài. Thuỷ Lực Đại Cương, NXB Xây Dựng, Hà Nội, 1999.
  6. . TCVN 7957:2008. Thoát nước - Mạng lưới và công trình bên ngoài - Tiêu chuẩn thiết kế.
  7. . S.A. Brown, S.M. Stein, J.C. Warner. Urban Drainage Design Manual Hydraulic Engineering Circular 22, Second Edition.
  8. .S.A. Brown, J.D. Schall, J.L. Morris, C.L. Doherty, S.M. Stein, J.C. Warner. Urban Drainage Design Manual Hydraulic Engineering Circular 22, Third Edition.
  9. .“Theory, Application, and Sizing of Air Valves”, 1997. Val-Matic Valve & Mfg.Corp.Zumdahl, Steven S.Chmistry, third edition.
  10. .H.Reissig: Laboratorium sunterchungen zur unterirdischen Enteisenung von Grundwassern Acta hydrochim et hydrobiol. 10 (1982). 5, 487-496.
  11. .H.Reissig, A. Enteisenungalagen Teil 2: Kinetik der initialen Sauersioffzhrung im Bodennaterial eines reduzierten Grundwasserleister Acta hydrochim et hydrobiol 13 (1985) 4,461– 468.
  12. . P. Boochs, G. Barovic: Numerical model describing groundwater treatment by rechange of oxygented water, water resources research 1981, vol 17. N1.
  13. . American Water Work Ass.n (1976), Water Distribution operator training Handbook Copyright, pp.25-58.
  14. .James B. (Burt) Rishel, P.E (2002), Water pumps and pumping Systems, pp.1- 8.
  15. .Japan water works Association (1969), Design criterion of water works facilities.