##common.pageHeaderLogo.altText##
Tạp chí Vật liệu và Xây dựng - Bộ Xây dựng

ISSN:

Website: www.jomc.vn

Xác định hệ số tổn thất thủy lực tại hố ga của tuyến cống thoát nước mưa

Mậu Nguyễn Thành

Tóm tắt

Mục tiêu của tính toán thủy lực mạng lưới thoát nước mưa là để xác định được các thông số kỹ thuật như đường kính, độ dốc, vận tốc... cho các đoạn cống và các công trình liên quan với yêu cầu đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế, kỹ thuật và quản lý vận hành toàn hệ thống. Để đạt được mục tiêu này, người thiết kế, trước hết phải lập và mô phỏng được sát thực nhất những diễn biến thủy lực trên mô hình giống như diễn biến của nó ngoài thực địa, sau đó tiến hành phân tích, đánh giá và điều chỉnh để xác định được một mạng lưới tối ưu nhất, đồng thời xây dựng những kịch bản sẽ xảy ra trong tương lai nhằm kiểm soát, hạn chế rủi ro. Một trong những yếu tố để đảm bảo cho công tác tính toán, mô phỏng thủy lực mạng lưới đạt yêu cầu là phải xác định được đúng, đủ các loại tổn thất năng lượng dòng chảy. Hiện nay trong tính toán thủy lực mạng lưới thoát nước mưa đô thị ở Việt Nam, người thiết kế hoặc cho rằng tổn thất cục bộ tại ga chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổn thất ma sát dọc tuyến nên bỏ qua hoặc là lấy hệ số tổn thất gần đúng theo những điều kiện giả định mà chưa có những cơ sở khoa học rõ ràng để xác định thành phần này và tất nhiên là kết quả tính toán, mô phỏng cũng chưa đạt được độ tin cậy cao. Bài báo này đề xuất cơ sở xác định hệ số tổn thất cục bộ tại các hố ga để áp dụng trong tính toán, mô phỏng mạng lưới thoát nước mưa.


 

Tài liệu tham khảo

  1. . Hoàng Văn Huệ. Thoát nước, Tập 1 Mạng lưới thoát nước. NXB Khoa học và kỹ thuật. Hà Nội, 2002.
  2. . Dương Thanh Lượng. Giáo trình Mô phỏng mạng lưới thoát nước bằng SWMM.
  3. . Phạm Ngọc Sáu. Thiết kế mạng lưới thoát nước đô thị. NXB Xây dựng.
  4. . Nguyễn Tài. Thuỷ Lực Đại Cương, NXB Xây Dựng, Hà Nội, 1999.
  5. . TCVN 7957:2008. Thoát nước - Mạng lưới và công trình bên ngoài - Tiêu chuẩn thiết kế.
  6. . S.A. Brown, S.M. Stein, J.C. Warner. Urban Drainage Design Manual Hydraulic Engineering Circular 22, Second Edition.
  7. . S.A. Brown, J.D. Schall, J.L. Morris, C.L. Doherty, S.M. Stein, J.C. Warner. Urban Drainage Design Manual Hydraulic Engineering Circular 22, Third Edition.
  8. . “Theory, Application, and Sizing of Air Valves”, 1997. Val-Matic Valve & Mfg.Corp.Zumdahl, Steven S.Chmistry, third edition.
  9. . H.Reissig: Laboratorium sunterchungen zur unterirdischen Enteisenung von Grundwassern Acta hydrochim et hydrobiol. 10 (1982). 5, 487-496.
  10. . H.Reissig, A. Enteisenungalagen Teil 2: Kinetik der initialen Sauersioffzhrung im Bodennaterial eines reduzierten Grundwasserleister Acta hydrochim et hydrobiol 13 (1985) 4,461– 468.
  11. . P. Boochs, G. Barovic: Numerical model describing groundwater treatment by rechange of oxygented water, water resources research 1981, vol 17. N1.
  12. . American Water Work Ass.n (1976), Water Distribution operator training Handbook Copyright, pp.25-58.
  13. . James B. (Burt) Rishel, P.E (2002), Water pumps and pumping Systems, pp.1- 8.
  14. . Japan water works Association (1969), Design criterion of water works facilities.