##common.pageHeaderLogo.altText##
Tạp chí Vật liệu và Xây dựng - Bộ Xây dựng

ISSN:

Website: www.jomc.vn

Ảnh hưởng của tải trọng đến ổn định bờ sông Ông Chưởng, tỉnh An Giang

Cù Ngọc Thắng , Phạm Hữu Hà Giang , Lê Hải Trí , Nguyễn Phan Việt Anh

Tóm tắt

Hiện nay sạt lở bờ sông diễn biến phức tạp và đặc biệt nghiêm trọng tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Bài báo trình bày kết quả đánh giá từ việc khảo sát thực địa và mô hình tính toán ổn định bờ sông bằng phương pháp phần tử hữu hạn; trong đó các trường hợp thực tế và giả định được tính toán tại bốn vị trí mặt cắt bờ sông (MC1, MC2, MC3, MC4). Kết quả nghiên cứu cho thấy bờ sông Ông Chưởng hiện nay đã không đảm bảo an toàn và tải trọng xe là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng trên, từ vị trí MC1 đến vị trí MC3 hệ số an toàn tương đối thấp, đặc biệt đối với trường hợp mực nước thấp nhất (hệ số an toàn, FS = 0,84 - 0,94). Kết quả này phù hợp với kết quả khảo sát hiện trạng. Tại vị trí MC2 vẫn đảm bảo an toàn tại các trường hợp xe đúng với tải trọng xe thiết kế (FS = 1,26 - 1,15), tuy nhiên nếu giả định các trường hợp xe quá tải (từ 1,5 đến 2,0 lần tải trọng xe thiết kế) thì MC2 sẽ không còn đảm bảo điều kiện an toàn (hệ số an toàn từ 1,09 đến1,05). Riêng đối với MC4, hệ số an toàn cao và đảm bảo an toàn tại tất cả các trường hợp tính toán

Tài liệu tham khảo

  1. ​R. Z. Abidin, M. S. Sulaiman, and N. Yusoff, “Erosion risk assessment: A case study of the Langat River bank in Malaysia,” Int. Soil Water Conserv. Res., vol. 5, no. 1, pp. 26–35, 2017, doi: 10.1016/j.iswcr.2017.01.002.
  2. ​Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, “Báo cáo số 3655/BC-BNN-TCTL về Tình hình sạt lở bờ sông Vàm Nao, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.” 2017.
  3. ​H. N. N. Quỳnh, Đ. N. Khôi, H. C. Hoài, and N. T. Bảy, “Ứng dụng viễn thám và GIS đánh giá biến động đường bờ sông Tiền và sông Hậu,” Tạp chí khí tượng thủy văn, vol. 06. 2018.
  4. ​N. T. Nguyen et al., “Study and assessment of the situations and causes of erosion along the Hau riverbank in An Giang province during the period 2009–2019,” Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, vol. 21, no. 4, pp. 493–506, 2022, doi: 10.15625/1859-3097/15663.
  5. ​A. H. Aldefae and R. A. Alkhafaji, “Development of Equations Relates the Factors Affecting Riverbank Stability Using Dimensional Analysis,” IOP Conf. Ser. Mater. Sci. Eng., vol. 1058, no. 1, p. 012025, 2021, doi: 10.1088/1757-899x/1058/1/012025.
  6. ​L. Z. Mase et al., “Effect of Water Level Fluctuation on Riverbank Stability at the Estuary Area of Muaro Kualo Segment, Muara Bangkahulu River in Bengkulu, Indonesia,” Eng. J., vol. 26, no. 3, pp. 1–16, 2022, doi: 10.4186/ej.2022.26.3.1.
  7. ​H. Văn Hiệp, H. Hữu Trí, N. Thành Công, and N. Gia Truyền, “Nghiên cứu nguyên nhân sạt lở bờ sông: trường hợp nghiên cứu tỉnh Trà Vinh,” Vietnam J. Hydrometeorol., vol. 9, no. 741, pp. 19–28, 2022, doi: 10.36335/vnjhm.2022(741).19-28.
  8. ​V. T. Trần et al., “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ổn định bờ sông: Trường hợp nghiên cứu tại đoạn sông Chà Và, tỉnh Vĩnh Long,” Can Tho Univ. J. Sci., vol. 58, no. 5, pp. 14–21, 2022, doi: 10.22144/ctu.jvn.2022.229.
  9. ​N. A. Taha, M. S. M. Shariff, and M. A. Ladin, “Case Study on Analyses of Slope Riverbank Failure,” Model. Simul. Eng., vol. 2022, 2022, doi: 10.1155/2022/1965224.
  10. ​Bộ Giao thông vận tải. TCCS 38:2022, “Áo Đường Mềm - yêu cầu thiết kế,” 2022.
  11. ​Bộ Xây Dựng, “TCVN 2737_1995, Tải trọng và tác động.” 1996.
  12. A. W. Bishop, “The use of the Slip Circle in the Stability Analysis of Slopes,” Géotechnique, vol. 5, no. 1, pp. 7–17, Mar. 1955, doi: 10.1680/geot.1955.5.1.7.
  13. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, “QCVN 04-05:2022/BNNPTNT. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về công trình thủy, Phòng chống thiên tai - Phần I công trình thủy lợi - các quy định chủ yếu về thiết kế,” 2022.