ISSN:
Website: www.jomc.vn
Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả xử lý nước thải của việc ứng dụng bùn hạt hiếu khí trên mô hình công nghệ SBR
Tóm tắt
Nuôi cấy và sử dụng bùn hạt hiếu khí trên mô hình công nghệ bể phản ứng theo mẻ SBR trên thế giới bắt đầu từ những năm 1970 và được nghiên cứu sâu trong những năm sau đó với các chất nền dùng để nuôi cấy khác nhau như: glucose, acetate, ethanol, mật mía, đường, tinh bột, phenol, axit phtalic, chloroanilines, rượu tert-butyl, và nước thải tổng hợp khác. Hiệu quả xử lý nước thải (XLNT) của Bùn hạt hiếu khí phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Tải trọng chất hữu cơ, thời gian lắng, nhiệt độ, độ pH, lưu lượng sục khí... Trong bài báo này, trình bày sự ảnh hưởng của các yếu tố trên đối với hiệu quả XLNT của ứng dụng Bùn hạt hiếu khí trên mô hình công nghệ SBR quy mô phòng thí nghiệm. Nghiên cứu trên mô hình bể SBR làm bằng nhựa acrylic trong suốt có đường kính ống 0,110 (m), chiều cao 1 (m), chiều cao chứa nước là 0,8 (m), thể tích làm việc của bể là 2,5 (lít). Bể SBR cùng làm việc với 6 chu kỳ trong 1 ngày, thời gian 1 chu kỳ là 4 giờ, trong 1 chu kỳ gồm 4 pha: pha nạp nước 1-2 (phút), pha sục khí 180 (phút), pha nghỉ 20 - 30 (phút), pha xả 10 - 15 (phút). Nước đầu vào cho mô hình là nước thải nhân tạo có tải trọng hữu cơ ở các mức khác nhau. Kết quả thí nghiệm đạt được như sau: loại bỏ trên 92 % COD, 90 % NH4+ -N đối với nước thải có OLR từ 1,0 - 1,2 kgCOD/m3.ngày; trên 90 % COD, 89 % NH4+ -N đối với nước thải có OLR từ 2,7 - 3,0 kgCOD/ m3.ngày; COD từ 60 - 92 %, NH4+ -N từ 58 - 90 %, T-N từ 15 - 48 %, T-P từ 20 - 21 % nếu lưu lượng sục khí đạt 1,5 - 4,5 (lít/phút); nhiệt độ môi trường từ 25 - 350C hầu như không ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý của bùn hạt hiếu khí; pH càng thấp thì khả năng xử lý của bùn hạt càng kém và thiếu ổn định. Tổng thời gian thí nghiệm là 55 ngày.
Tài liệu tham khảo
- . Liu Y, Yang SF, Tay JH. Elemental compositions and characteristics of aerobic granules cultivated at different substrate N/C ratios. Appl Microbiol Biotechnol, 61, 556.
- . Liu, Y.; Tay, JH. (2004) State of the art of biogranulation technology for wastewater treatment Biotechnology Advances, 22, 533
- . Liu, QS.; Liu, Y.; Tay, STL.; Show, KY.; Ivanov, V.; Moy, BYP. (2005) Startup of pilot-scale aerobic granular sludge reactor by stored granules. Environ Technol, 26, 1363.
- . 19. Boston: McGraw Hill. McSwain, BS.; Irvine, RL.; Wilderal, PA. (2003) The effect of intermittent feeding on aerobic granule structure. 5th International Conference on Biofilm Systems by International Water Association. South Africa: Cape Town.
- . Meyer, RL.; Saunders, AM.; Zeng, RJ.; Keller, J.; Blackall, LL. (2003) Microscale structure and function of anaerobic–aerobic granules containing
- . Adav SS, Lee DJ, Show KY, Tay JH. Aerobic granular sludge: recent advances. Biotechnol Adv 2008;26:411–23.