##common.pageHeaderLogo.altText##
Tạp chí Vật liệu và Xây dựng - Bộ Xây dựng

ISSN:

Website: www.jomc.vn

Lan truyền sóng lên đảo ngầm có thềm trước dốc lớn

Nguyễn Quang Tạo , Hồ Đức Đạt , Nguyễn Trung Dũng , Phạm Thị Hằng

Tóm tắt

Địa hình chủ yếu của các đảo ở quần đảo Trường Sa là các rạn san hô với đặc điểm phía thềm trước đảo là mái dốc lớn sau đó đến bãi ngầm. Độ sâu nước trên bãi ngầm của một số đảo thay đổi theo thủy triều từ 2m đến 6m (tùy từng vùng đảo). Trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều các nghiên cứu về lan truyền sóng lên các đảo ngầm, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề chưa nghiên cứu hết. Bài báo này trình bày nghiên cứu về mô phỏng lan truyền sóng lên đảo ngầm có độ dốc thềm trước là 1/5 và độ sâu nước trên bãi ngầm nhỏ (phù hợp với thực tế ở Quần đảo Trường Sa) bằng phần mềm mô phỏng số (Ansys Fluent) và có so sánh với kết quả mô hình thí nghiệm vật lý. Kết quả nghiên cứu chính cho thấy khi chiều cao sóng tới lớn hơn độ sâu nước trên bãi ngầm thì sóng sẽ vỡ ngay trên đỉnh thềm dốc và chiều cao sóng giảm dần nhưng có thể lớn hơn độ sâu nước trên bãi ngầm khi lan truyền vào trong đảo. Trong trường hợp chiều cao sóng tới nhỏ hơn hoặc bằng độ sâu nước trên bãi ngầm thì sóng không bị vỡ trên thềm, chiều cao sóng bị giới hạn bởi tỷ số 0,78d (d là độ sâu nước).

Tài liệu tham khảo

  1. - Đinh Quang Cường, Trịnh Việt An, 2013. Nghiên cứu xác định chiều cao sóng lan truyền lên đảo Trường Sa Lớn trên mô hình vật lý. Tạp chí KHCN Xây dựng, 3/2013;
  2. - Đinh Quang Cường, Nguyễn Quang Tạo, Hồ Đức Đạt, 2019. Một số sự cố công trình ven đảo san hô, nguyên nhân và giải pháp phòng tránh, khắc phục. Tạp chí Xây dựng, 12/2019;
  3. - TCVN 9901 : 2014. Công trình thủy lợi, yêu cầu thiết kế đê biển. Bộ khoa học và công nghệ;
  4. - 22 TCN 222-95. Tải trọng và tác động (do sóng và do tàu) lên công trình thủy. Bộ Giao thông vận tải;
  5. - Đinh Quang Cường và nnk, 2013. “Nghiên cứu cơ sở khoa học để xây dựng quy phạm, tiêu chuẩn thiết kế; Xây dựng quy trình khảo sát, duy tu bảo dưỡng các công trình quốc phòng tại vùng KD1 và Trường Sa”. Báo cáo khoa học tổng kết nhánh Dự án KHCN cấp Nhà nước, mã số ĐTB11.4 - GĐ1.
  6. - Đinh Quang Cường và nnk, 2019. “Nghiên cứu cơ sở khoa học để xây dựng quy phạm, tiêu chuẩn thiết kế; Xây dựng quy trình khảo sát, duy tu bảo dưỡng các công trình quốc phòng tại vùng KD1 và Trường Sa”. Báo cáo khoa học tổng kết nhánh Dự án KHCN cấp Nhà nước, mã số ĐTB11.4 - GĐ2.
  7. - Thieu Quang Tuan & Dinh Quang Cuong. Distribution Of Wave Heights On Steep Submerged Reefs. Ocean Engineering, ISSN 0029-8018, SCIE-Q1, IF=2,73;
  8. - Morten Sand Jensen, 2004. Breaking of wave over a steep bottom slope. HCE Lab-Aallorg University, Denmark;
  9. - Mark L. Buckley và các cộng sự (2016). Wave Setup over a Fringing Reef with Large Bottom Roughness. Journal of Physical Oceanography, American Meteorological Society (46):2317-2333.
  10. - ANSYS, Inc. ANSYS Fluent Theory Guide (2013);
  11. - Nguyễn Quốc Tuấn, 2018. Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số hình học (H/D và l/t) đến hiệu suất của tua bin trực giao phù hợp với dòng chảy trên sông và ven biển ở Việt Nam. Luận án tiến sỹ, trường Đại học Bách khoa Hà Nội;