ISSN:
Website: www.jomc.vn
Nghiên cứu sử dụng bùn thải của nhà máy alumin Tân Rai thay thế cốt liệu nhỏ tự nhiên trong chế tạo bê tông xanh không sử dụng xi măng định hướng xây dựng công trình nhà cao tầng khu vực Hồ Chí Minh
Tóm tắt
Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm về khả năng sử dụng bùn thải của công ty cổ phần đồng Tân Rai (Lâm Đồng) thay thế cát tự nhiên trong chế tạo bê tông xanh không xi măng. Qua khảo sát tại nhà máy tuyển nhôm Tân Rai (Lâm Đồng) cho thấy, khối lượng các loại bùn thải, quặng bauxite… phát sinh khoảng 650 nghìn tấn mỗi năm tại các hồ chứa và lượng phế thải này rất cần được tái sử dụng để giảm áp lực về dung tích hồ thải lưu chứa. Trong nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp thí nghiệm theo các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy khả năng sử dụng (0÷50)% bùn thải của Công ty TNHH MTV nhôm Lâm Đồng thay thế cát tự nhiên trong thành phần bê tông xanh không xi măng. Hỗn hợp bê tông xanh thu được có tính công tác tốt, độ sụt từ 14,5 cm đến 20,0 cm, cường độ nén trung bình ở tuổi 28 ngày đạt trên 40 MPa. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, việc tận dụng các nguồn chất thải, đặc biệt là bùn thải kết hợp với cát biển khu vực TP. Hồ Chí Minh… là một trong các giải pháp hiệu quả trong quá trình phát triển và thúc đẩy ngành công nghiệp khai thác khoáng sản tuần hoàn bền vững ở Việt Nam hiện nay.
Tài liệu tham khảo
- Bạch Đình Thiên (2020). Cốt liệu nhân tạo dùng trong công tác bê tông và san lấp công trình. Tạp chí Xây dựng. Số 11- 2020. Trang 8-12.
- Lê Viết Dũng, Tống Tôn Kiên, Đỗ Trọng Thành, and Nguyễn Bá Lâm (2021). Nghiên cứu thực nghiệm đánh giá khả năng sử dụng cát nghiền nguồn gốc đá vôi cho cột BTCT chịu nén. Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng (KHCNXD)-ĐHXDHN 15, No. 3V (2021). Trang 93-103.
- Nguyễn Hồng Chương, Phùng Văn Lự, Nguyễn Mạnh Phát (2009). Nghiên cứu sử dụng đá mạt trong sản xuất bê tông nghèo xi măng. Tạp chí Khoa học công nghệ Xây dựng, Trường Đại học Xây dựng, 3(1). Trang 11-19.
- Hoàng Phạm Đinh Huy, Nguyễn Thanh Sang, Vũ Bá Đức (2020). Ảnh hưởng của hàm lượng cốt liệu tái chế từ gạch đất sét nung và bê tông phế thải đến tính chất cơ học của bê tông cường độ cao. Tạp chí Khoa học Giao thông vận tải 71, No. 8 (2020). Trang 944-955.
- Lê Văn Quang (2019). Nghiên cứu chế tạo gạch xây không nung hệ geopolymer từ bùn đỏ Tân Rai Lâm Đồng. Luận án tiến sĩ. Hà Nội, năm 2019. 151 trang.
- Lưu Đức Hải (2020). Xử lý bùn đỏ của các nhà máy alumin thành gạch gốm xây dựng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Viêt Nam, số 12 năm 2020. Trang 38-40.
- Vũ Ngọc Trụ, Tăng Văn Lâm, Hồ Anh Cương, Lại Ngọc Hùng (2024). Nghiên cứu sử dụng tro bay và xỉ đáy lò của nhà máy điện rác ngôi sao xanh để chế tạo bê tông cường độ cao trong điều kiện phòng thí nghiệm. Tạp Chí Vật liệu Và Xây dựng - Bộ Xây dựng. Trang 113-119.
- Bộ xây dựng (1998). Chỉ dẫn kỹ thuật chọn thành phần bê tông các loại. Quyết định số 778/1998/QĐ-BXD ngày 05/09/1998, 60 trang.
- Bộ xây dựng (2023). TCVN 3118:2022 Bê tông – Phương pháp xác định cường độ chịu nén, 13 trang.
- T.V. Lam, B. Bulgakov, Y. Bazhenov, O. Aleksandrova, P.N. Anh (2018). Effect of rice husk ash on hydrotechnical concrete behavior, IOP Conf. Series: Materials Science and Engineering, 365 (2018), doi:10.1088/1757-899X/365/3/032007. Pp. 1-15.
- Ngọ Văn Toản (2012). Nghiên cứu chế tạo bê tông cường độ cao sử dụng cốt liệu cấp phối gián đoạn với cát mịn. Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng số 3/2012. Trang 12-15.
- Lâm N.T., Kiên T.T., Đại B.D. (2021). Nghiên cứu chế tạo bê tông cường độ cao sử dụng hàm lượng lớn tro bay của nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh. Tạp Chí Khoa Học Công Nghệ Xây Dựng (TCKHCNXD) - ĐHXDHN, 15(6V). Trang 1-11.
- Lê Hùng Anh, Cao Văn Chơn (2012). Nghiên cứu tái chế tro- xỉ từ lò đốt làm bê tông nặng. Hội nghị khoa học trẻ lần 4. Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh. Năm 2022. Trang 31-35.
- Nguyễn Như Quý, Mai Quế Anh (2020). Lý thuyết bê tông. Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội, 2020, 210 trang.