##common.pageHeaderLogo.altText##
Tạp chí Vật liệu và Xây dựng - Bộ Xây dựng

ISSN:

Website: www.jomc.vn

Nghiên cứu tổ chức giao thông tăng cường kết nối với nhà ga Lê Đức Thọ trên tuyến đường sắt đô thị số 3 Nhổn - ga Hà Nội

Tống Ngọc Tú , Phạm Quang Huy

Tóm tắt

Trong các đô thị lớn của các nền kinh tế đang phát triển, việc phát triển hệ thống giao thông công cộng sức chở lớn, tốc độ cao (Urban Mass Rapid Transit, UMRT) là quy luật tất yếu nhằm giải quyết bài toán giao thông đô thị. Trong hệ thống UMRT, đường sắt đô thị (ĐSĐT) được xem là xương sống, định hướng sự phát triển của đô thị về các mặt tổ chức giao thông, sử dụng đất, kinh tế-xã hội…[9]. Hà Nội đang ở giai đoạn đầu phát triển ĐSĐT nên mới chỉ tập trung vào xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt mà chưa quan tâm đúng mực đến việc tổ chức và kết nối giao thông đến nhà ga. Vì vậy, bài báo này tập trung vào một số giải pháp tổ chức giao thông đô thị nhằm kết nối các phương thức giao thông (đi bộ, xe đạp, xe máy, ô tô, xe buýt) đến nhà ga ĐSĐT tuyến số 3, lấy trường hợp nghiên cứu điển hình là khu vực xung quanh nhà ga Lê Đức Thọ (ga S5). Giải pháp đề xuất cho trường hợp nghiên cứu điển hình có thể áp dụng cho các khu vực xung quanh nhà ga khác trên các tuyến ĐSĐT Hà Nội.

Tài liệu tham khảo

  1. Thủ tướng chính phủ (2023), Quyết định số 700/QĐ-TTg ngày 16/6/2023 Phê duyệt nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065;
  2. Bộ Khoa học và Công nghệ (2022), Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13592:2022 “Đường đô thị - Yêu cầu thiết kế”;
  3. Bộ Xây dựng (2021), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng QCVN 01:2021/BXD;
  4. Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Chương trình Phát triển Đô thị tổng thể Thủ đô Hà Nội (HAIDEP), Quy hoạch tổng thể (Final report);
  5. Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) (2010), Dự án Phát triển UMRT gắn kết với Phát triển Đô thị Hà Nội, tại Việt Nam;
  6. Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) (2013), Hồ sơ thiết kế dự án tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông và Nhổn-Ga Hà Nội;
  7. PGS.TS Phạm Hùng Cường và đồng nghiệp (2006). Quy hoạch xây dựng đơn vị ở. NXB Xây dựng, Hà Nội;
  8. PGS.TS Hồ Ngọc Hùng, TS. Tống Ngọc Tú, ThS. Hồ Thu Phương (2016), Quy hoạch hệ thống giao thông đô thị, NXB Xây dựng, Bộ Xây dựng, Hà Nội;
  9. PGS.TS Hồ Ngọc Hùng, ThS. Hồ Thu Phương (2016), Giao thông hành khách công cộng tốc độ cao, sức chở lớn trong phát triển đô thị, NXB Xây dựng, Bộ Xây dựng, Hà Nội;
  10. TS. Tống Ngọc Tú, ThS. Nguyễn Hùng Thắng (2019), Cơ sở khoa học cho việc kết nối các phương thức giao thông với điểm trung chuyển vận tải hành khách công cộng, Tạp chí Xây dựng, Bộ Xây dựng, pp 72-78;
  11. TS. Tống Ngọc Tú (2019), Một số giải pháp kết nối nhà ga đường sắt đô thị với các phương thức giao thông đô thị khác, áp dụng thực tế cho nhà ga “vành đai 3” trên tuyến đường sắt đô thị 2A Hà Nội, Tạp chí Xây dựng, pp 94-101;
  12. Institute for Transportation & Development Policy (2014), TOD Standard 2.1, New York;
  13. Perry, C. (1929). Neighborhood and Community Planning trong Volume VII, Regional Plan of New York and Environs. New York: New York City;
  14. Transportation Research Board (2012), Guidelines for Providing Access to Public Transportation Stations. United Stated, TCRP Report, 153p;
  15. Compass tech (2023), Công bố số liệu đo trafic 32 tuyến đường và 9 nút giao thông lớn tại Hà Nội.