##common.pageHeaderLogo.altText##
Tạp chí Vật liệu và Xây dựng - Bộ Xây dựng

ISSN:

Website: www.jomc.vn

Nghiên cứu về ứng dụng của Hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong quản lý rủi ro thi công công trình ngầm đô thị tại Việt Nam

Bùi Thị Ngọc Lan

Tóm tắt

Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đã và đang rất quan tâm, chú trọng phát triển công trình ngầm đô thị nhằm tìm giải pháp khắc phục tình trạng quá tải trong phát triển đô thị tại các thành phố lớn [1]. Đặc biệt, tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, tốc độ đô thị hóa rất nhanh, quỹ đất cạn kiệt, giao thông ùn tắc,…nên việc xây dựng các công trình ngầm đô thị là một nhu cầu tất yếu nhằm giảm áp lực lên hệ thống hạ tầng đô thị, đảm bảo nhu cầu giao thông đô thị, cấp thoát nước đô thị, ….Xây dựng công trình ngầm đô thị là hoạt động xây dựng những công trình ngầm bên dưới mặt đất với nhiều khó khăn, phức tạp, nguy cơ rủi ro cao nên quản lý rủi ro là một phần thiết yếu và không thể tách rời của hoạt động xây dựng công trình ngầm đô thị. Trong bối cảnh này, việc ứng dụng khoa học công nghệ nhằm quản lý rủi ro trong thi công công trình ngầm trở nên cực kỳ quan trọng. Mục tiêu của bài báo là nghiên cứu ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong quản lý rủi ro thi công công trình ngầm đô thị nhằm đảm bảo cho việc thi công công trình ngầm đô thị tại Việt Nam an toàn và hiệu quả.

Tài liệu tham khảo

  1. Nguyễn Công Giang (2024), Scientific basis for layering management and construction of urban underground space in Hanoi city, Tạp chí Xây dựng và đô thị, Số 94.2024.
  2. Tạp chí Nhân dân online (2024), Hệ thống đô thị Việt Nam phát triển mạnh về số lượng và chất lượng, https://nhandan.vn/, đăng ngày 19/01/2024.
  3. Quản lý môi trường (2022), Khó khăn và định hướng trong quy hoạch, quản lý công trình ngầm đô thị, https://quanly.moitruongvadothi.vn/, đăng tải 13/3/2022
  4. Lê Quang Hanh và Nguyễn Viết Trung (2017), Phân tích sự cố và quản lý rủi ro trong xây dựng công trình ngầm, Nhà xuất bản xây dựng
  5. Nguyễn Công Giang, Nguyễn Trường Huy, Bùi Thị Ngọc Lan và Nguyễn Xuân Phúc (2024), Quản lý rủi ro trong xây dựng công trình ngầm đô thị, Nhà xuất bản xây dựng, tháng 4/2024.
  6. Debasis Sarkar, Goutam Dutta (2011), A framework of project risk management for the underground corridor construction of Metro Rail, Indian institute of management, Ahmedabad-380 015, India.
  7. Bùi Thị Ngọc Lan (2023), GIS in Smart urban planning and management: Lessons learned for Vietnam, Hanoi Architectural University, Science journal of Architecture and Construction, Number 51/2023.
  8. Amy Hutchins, Drew Olsen and James Hamilton (2024), The Power of Construction GIS: From Data to Decisions, https://www.procore.com/, Published Aug 13, 2024.
  9. Mingzhu Wang, Xianfei Yin (2022), Construction and maintenance of urban underground infrastructure with digital technologies, Automation in Construction 141 (2022) 104464, https://doi.org/10.1016/j.autcon.2022.104464, Available online 4 July 2022.
  10. Sultan Çetin, Catherine De Wolf and Nancy Bocken (2021), Circular Digital Built Environment: An Emerging Framework, The Special Issue Circular Economy in the Digital Age, https://doi.org/10.3390/su13116348, Published 03 June 2021.
  11. Kulikova and A.Ivannikov (2019), Geographic Information Systems in geological monitoring during the construction of urban underground structures, European Association of Geoscientists & Engineers, Monitoring 2019, https://doi.org/10.3997/2214-4609.201903192, Nov 2019, Volume 2019, p.1–5.
  12. Olga Gamayunova and Eliza Gumerova (2016), Solutions to the urban problems by using of underground space, 15th International scientific conference “Underground Urbanisation as a Prerequisite for Sustainable Development”, Procedia Engineering 165 ( 2016 ) 1637 – 1642, doi: 10.1016/j.proeng.2016.11.904.
  13. S. Li, H. Cai, V.R. Kamat, Uncertainty-aware geospatial system for mapping and visualizing underground utilities, Automation in Construction 53 (2015) 105–119, https://doi.org/10.1016/j.autcon.2015.03.011.
  14. C. Chou, H. Li, D. Song, Encoder-camera-ground penetrating radar sensor fusion: bimodal calibration and subsurface mapping, IEEE Transactions on Robotics 37 (2021) 67–81, https://doi.org/10.1109/TRO.2020.3010640.
  15. Esmatkhah Irani, Azadi, Nikbakht et al (2022), GIS-based Settlement Risk Assessment and its Effect on Surface Structures: A Case Study for the Tabriz Metro—line 1, Geotech Geol Eng 40, 5081–5102 (2022). https://doi.org/10.1007/s10706-022-02201-x.