ISSN:
Website: www.jomc.vn
Cường độ gạch bê tông geopolymer sử dụng đá mi
Tóm tắt
Bài báo nghiên cứu cường độ của gạch bê tông không nung cốt liệu đá mi sử dụng công nghệ geopolymer thay thế cho chất kết dính xi măng truyền thống. Các thí nghiệm dựa trên sự ảnh hưởng của tỷ lệ đá mi (5-10mm) thay cho cát với tỷ lệ sodium silicate/sodium hydroxide (SS/SH) của dung dịch kiềm hoạt hóa có trong các cấp phối và thời gian dưỡng hộ nhiệt đến cường độ chịu nén. Kết quả thí nghiệm cho thấy cấp phối với tỷ lệ đá mi/cát là 75/25, tỷ lệ SS/SH là 2 và được dưỡng hộ nhiệt trong 10 giờ cho kết quả cao nhất. Sử dụng cấp phối này và điều kiện dưỡng hộ nhiệt tương ứng để đúc mẫu gạch thì sản phẩm gạch không nung geopolymer đá mi đạt các giá trị cường độ chịu nén và chịu kéo lên đến 24,06MPa và 7,51MPa. Bài báo cho thấy sản phẩm gạch không nung geopolymer sử dụng cốt liệu đá mi có thể áp dụng cho các loại tường chịu lực, gạch lát chịu tải cao,…
Tài liệu tham khảo
- Joseph Davidovits, Geopolymer Chemistry and Applications, Geopolymer Institute; 2nd Edition, January 2008.
- Phan Đức Hùng, Lê Anh Tuấn. Tính chất cơ học của bê tông Geopolymer sử dụng tro bay gia cường sợi Polypropylene, Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng, số 1, 2016.
- Tống Tôn Kiên, Phạm Thị Vinh Lanh, Lê Trung Thành, Bê tông geopolymer – những thành tựu, tính chất và ứng dụng , Hội nghị khoa học kỷ niệm 50 năm thành lập viện Khoa học Công nghệ Xây dựng, 2013.
- Phan Đức Hùng, Lê Anh Tuấn, Ảnh hưởng của thành phần hoạt hóa đến cường độ chịu uốn và kéo gián tiếp của bê tông geopolymer, Tạp chí Xây Dựng, số 3, 2015.
- Trần Nhật Minh, Phan Đức Hùng, Nghiên cứu về độ bền trong các môi trường ăn mòn của vữa Geopolymer nhẹ có sử dụng hạt xốp EPS, Tạp chí Khoa học Công nghệ - Trường Đại học Bình Dương, số 3, 2019.
- TCVN 6477:2016 – Gạch bê tông.