##common.pageHeaderLogo.altText##
Tạp chí Vật liệu và Xây dựng - Bộ Xây dựng

ISSN:

Website: www.jomc.vn

Xanh hóa đô thị: Ứng dụng viễn thám và học máy đánh giá hiện trạng mái nhà xanh tại Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyễn Trường Ngân

Tóm tắt

Quá trình đô thị hóa nhanh tại Thành phố Hồ Chí Minh đã dẫn đến sự suy giảm đáng kể diện tích mảng xanh, kéo theo các hệ quả như hiệu ứng đảo nhiệt đô thị và suy thoái môi trường. Tuy nhiên, các thống kê truyền thống về mảng xanh thường bỏ sót mái nhà xanh — một hình thức mảng xanh đô thị mới. Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiện trạng mái nhà xanh tại khu vực trung tâm TP.HCM, từ đó góp phần hoàn thiện bức tranh tổng thể về bề mặt xanh đô thị. Dữ liệu đầu vào bao gồm ảnh vệ tinh Sentinel-2, dữ liệu vector từ OpenStreetMap (OSM) và kết quả khảo sát thực địa. Quá trình phân loại bán tự động được thực hiện bằng công cụ Semi-Automatic Classification Plugin (SCP) trên nền tảng QGIS. Các đối tượng mái nhà được trích xuất, chỉ số NDVI được tính toán từ các kênh phổ của Sentinel-2, và thuật toán học máy Random Forest (RF) được áp dụng để phân loại mái nhà thành "xanh" hoặc "không xanh" dựa trên đặc điểm phổ. Kết quả phân loại đạt độ chính xác tổng thể 78,26% và hệ số Kappa 0,56, cho thấy mức độ tin cậy chấp nhận được. Thống kê diện tích cho thấy tổng bề mặt xanh chiếm 27,42% tổng diện tích khu vực nghiên cứu (211,74 ha), trong đó mái nhà xanh đóng góp 3,33% (tương đương 25,67 ha). Ngược lại, mái nhà không xanh chiếm 25,49%, cho thấy tiềm năng lớn cho việc phát triển hạ tầng xanh trong tương lai. Nghiên cứu đã tích hợp thành công công nghệ viễn thám và học máy để bổ sung, làm giàu cơ sở dữ liệu mảng xanh đô thị, đặc biệt ở khía cạnh mái nhà xanh còn nhiều khoảng trống. Các kết quả có thể làm cơ sở khoa học cho việc quy hoạch hạ tầng xanh và thúc đẩy phát triển bền vững đô thị. Hướng phát triển tiếp theo là nâng cao độ chính xác phân loại thông qua sử dụng ảnh độ phân giải cao hơn và đánh giá sâu hơn về lợi ích sinh thái của mái nhà xanh.

Tài liệu tham khảo

  1. UBND TP.HCM (2021). Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung Thành Phố Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060. https://chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=204071, truy cập ngày 15/05/2025.
  2. Tran Ngoc Dang et al. (2018). Green Space and Deaths Attributable to the Urban Heat Island Effect in Ho Chi Minh City, Am J Public Health,108(S2):S137-S143. DOI: 10.2105/AJPH.2017.304123.
  3. Wong, N.H., Tan, C.L., Kolokotsa, D.D. et al. (2021). Greenery as a mitigation and adaptation strategy to urban heat, Nat Rev Earth Environ, 2, 166–181. https://doi.org/10.1038/s43017-020-00129-5.
  4. Berlin Senate Department for the Environment (2019). Strategy for Biodiversity and Green Spaces in Berlin. https://oppla.eu/casestudy/19454, truy cập ngày 15/05/2025.
  5. National Parks Board (Nparks) (2020). City in Nature: Singapore Green Plan 2030. https://www.nparks.gov.sg/who-we-are/city-in-nature-key-strategies, truy cập ngày 15/05/2025.
  6. Hội Kiến trúc sư Việt Nam (2022). Đô thị xanh – Giải pháp bền vững. Hội thảo quốc tế "Đô thị xanh – Giải pháp bền vững", Hà Nội, Việt Nam.
  7. Tổng cục Thống kê (2020). Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
  8. Trần Thị Vân, Phạm Khánh Hòa và Thẩm Thị Ngọc Hân (2018), Đánh giá thực trạng không gian xanh – thước đo chất lượng môi trường hướng đến phát triển đô thị xanh cho thành phố Hồ Chí Minh, Journal of Transportation Science and Technology, vol 29, 56-63.
  9. TCVN 9257:2012. Không gian cây xanh sử dụng công cộng - Tiêu chuẩn thiết kế. Bộ Xây dựng, Việt Nam.
  10. Copernicus Data Space Ecosystem (2024). Sentinel-2 imagery. https://browser.dataspace.copernicus.eu/, truy cập ngày 15/04/2025.
  11. Geofabrik (2024). Map data from OpenStreetMap 2024. https://download.geofabrik.de/asia/,truy cập ngày 15/04/2025.
  12. GADM (2024). Database of Global Administrative Areas (Version 4.1). https://gadm.org/, truy cập ngày 15/04/2025.
  13. Belgiu, M., & Drăguţ, L. (2016). Random forest in remote sensing: A review of applications and future directions, ISPRS Journal of Photogrammetry and Remote Sensing, 114, 24-31. https://doi.org/10.1016/j.isprsjprs.2016.01.011
  14. Cục thống kê TPHCM (2021, 2025). Niên giám thống kê 2021, 2025. http://www.pso.hochiminhcity.gov.vn/web/guest/nam-20211, truy cập ngày 15/04/2025.