##common.pageHeaderLogo.altText##
Tạp chí Vật liệu và Xây dựng - Bộ Xây dựng

ISSN:

Website: www.jomc.vn

Vữa phủ chống cháy siêu nhẹ cho kết cấu thép

Lưu Hoàng Sơn , Trần Thị Minh Hải , Nguyễn Thị Kim

Tóm tắt

Trong lĩnh vực an toàn cháy, mỗi vật liệu đều phải được xem xét và đánh giá về tính nguy hiểm cháy, là tập hợp của các đặc tính kỹ thuật về cháy như: tính cháy, tính bắt cháy, tính lan truyền lửa trên bề mặt, mức sinh nhiệt lượng khi cháy, khả năng tạo khói và chất độc,… Để đánh giá mức nguy hiểm cháy của một vật liệu hoặc một tổ hợp các vật liệu, phải dựa vào các kết quả thử nghiệm về ứng xử với lửa của chúng. Vật liệu có các đặc tính nêu trên ở một mức độ giới hạn theo quy định (tùy theo từng hệ thống phân loại của từng quốc gia hoặc vùng lãnh thổ) có thể được xem là vật liệu chống cháy. Sản phẩm nghiên cứu của đề tài là vữa chống cháy có tỷ trọng siêu nhẹ, cách nhiệt, chống cháy, không phát sinh khói và chất độc trong thời gian thử nghiệm. Kết quả thử nghiệm cho thấy, chỉ với chiều dày lớp vữa phủ 30 mm, cho khả năng chống cháy đạt hơn 180 phút, đảm bảo bảo vệ kết cấu thép và con người khi có hỏa hoạn xảy ra.

Tài liệu tham khảo

  1. Hoàng Anh Giang. Các thử nghiệm đốt đối với vật liệu và bộ phận công trình và việc áp dụng ở Việt Nam. Tạp chí KHCN Xây dựng, Số 2-2007. Trang 22 - 27;
  2. Hoàng Anh Giang. Phân loại kỹ thuật về cháy đối với cấu kiện, sản phẩm và vật liệu xây dựng theo Quy chuẩn An toàn cháy cho nhà và công trình. Tuyển tập báo cáo Hội nghị khoa học “Sử dụng Vật liệu hiện đại trong Xây dựng”. Huế, 2010. 06 trang;
  3. QCVN 06:2010/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. An toàn cháy cho nhà và công trình. Nhà Xuất bản Xây dựng, 2010. 93 trang.
  4. ISO 1182:2002 Reaction to fire tests for building products - Non- combustibility test.
  5. Hoàng Anh Giang. Các đặc trưng nguy hiểm cháy của vật liệu xây dựng – quy định trong một số hệ thống tiêu chuẩn về an toàn cháy cho nhà và công trình. Tạp chí KHCN Xây dựng, số 1/2012. Trang 44 – 49.
  6. ASTM E 119 Standard test methods for fire tests of Building and Construction materials.
  7. QCVN 16:2011/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.
  8. QCVN 06:2010/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. An toàn cháy cho nhà và công trình. Nhà Xuất bản Xây dựng, 2010. 93 trang
  9. Quy chuẩn xây dựng Việt Nam 1997. Phần III - Công trình Dân dụng, công nghiệp (ban hành kèm theo QĐ số 439/BXD-CSXD, ngày 25-9- 1997 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng). NXB Xây dựng, 1997;
  10. Luật Phòng cháy và Chữa cháy. Luật số 27/2001/QH10, ngày 29 tháng 6 năm 2010.
  11. Chỉ thị 10/CT-TTg, ngày 16 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng chính phủ về việc tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung
  12. . Nguyễn Sông Hương, Luận văn Thạc sĩ công nghệ vật liệu “Nghiên cứu chế tạo bê tông chịu lửa trên nền chất kết dính xi măng Pooclăng”, Đại học Bách Khoa Hà Nội, 2003.
  13. . Đào Quốc Hùng, Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu công nghệ chế tạo vữa dán gạch và đá ốp lát trên cơ sở polymer-xi măng”, 2004
  14. . Nguyễn Thị Nga, “Nghiên cứu ảnh hưởng của phụ gia siêu dẻo Naphtalen phoocmadehyt sunphonat (NSF) và Lignosunphonat (LS) đến một số tính chất của xi măng dãn nở trên cơ sở xi măng Pooc lăng và phụ gia dãn nở trên cơ sở khoáng sunphoaluminat canxi (C4A3S)”, Luận văn Thạc sĩ công nghệ hóa học, Đại học Bách Khoa Hà Nội, 2003.
  15. Chu thị Hải Ninh, Luận án tiến sĩ, “Công nghệ thi công bê tông nhẹ chống cháy cho công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp”
  16. Nghiên cứu công nghệ chế tạo vữa cách nhiệt chống cháy cho các công trình xây dựng.