ISSN:
Website: www.jomc.vn
Nghiên cứu ảnh hưởng của diethanolisopropanolamine đến quá trình nghiền và một số tính chất của xi măng poóc lăng
Tóm tắt
Công đoạn nghiền xi măng tiêu tốn nhiều năng lượng, gây ô nhiễm môi trường. Để giảm thiểu năng lượng tiêu tốn này, phụ gia trợ nghiền thường được thêm vào khi nghiền. Một trong số các phụ gia trợ nghiền là diethanolisopropanolamine (DEIPA). Một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy DEIPA vừa có thể tăng hiệu suất nghiền vừa tăng cường độ nén của xi măng khi sử dụng ở hàm lượng thích hợp. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định ảnh hưởng của DEIPA tới quá trình nghiền và mốt số tính chất của xi măng. Bước đầu tiên là đánh giá ảnh hưởng của hàm lượng DEIPA thêm vào nước trộn tới cường độ 1, 3, 7, và 28 ngày của xi măng, và xác định được hàm lượng DEIPA phù hợp về kinh tế và kĩ thuật. Bước thứ hai là xác định ảnh hưởng của DEIPA ở hàm lượng đã xác định được thêm vào khi nghiền tới quá trình nghiền xi măng (thời gian nghiền và phân bố kích thước hạt) và một số tính chất của xi măng (nước tiêu chuẩn, thời gian đông kết, và cường độ nén 1, 3, 7, và 28 ngày). Kết quả cho thấy, khi tăng hàm lượng DEIPA vào nước trộn từ 0% đến 0,03%, cường độ xi măng tăng nhưng khi tăng từ 0,03% đến 0,05% thì cường độ lại giảm xuống. Xét về hiệu quả kinh tế và kĩ thuật, hàm lượng 0,01% là phù hợp. Khi thêm 0,01% DEIPA vào khi nghiền, nó giảm thời gian nghiền, giảm lượng hạt ở các dải < 10 µm, tăng lượng hạt ở các dải > 10 µm, tăng nhẹ lượng nước tiêu chuẩn, giảm nhẹ thời gian đông kết, không ảnh hưởng tới cường độ 3 ngày, tăng nhẹ cường độ 3 ngày, và tăng rõ rệt cường độ ở 7 và 28 ngày tuổi.
Tài liệu tham khảo
- . Jankovic A., Valery W, Davis E. (2004). Cement grinding optimization. Minerals Engineering, Elsevier, 17:1075–1081.
- . Li W., Ma S., Hu Y., Shen X. (2015). The mechanochemical process and properties of Portland cement with the addition of new alkanolamines. Powder Technology, Elsevier, 286:750–756.
- . Wang Y., Lei L., Hu X., Liu Y., Shi C. (2022). Effect of diethanolisopropanolamine and ethyldiisopropylamine on hydration and strength development of Portland cement. Cement and Concrete Research, Elsevier, 162: 106999.
- . Kong X. M., Lu Z. B., Liu H., Wang D. M. (2013). Influence of triethanolamine on the hydration and the strength development of cementitious systems. Magazine of Concrete Research, ICE Publishing, 65(18):1101–1109.
- . Zhang Y., Gao L., Cai X., Li Q., Kong X. (2020). Influences of triethanolamine on the performance of cement pastes used in slab track. Construction and Building Materials, Elsevier, 238:117670.
- . Lu Z., Kong X., Jansen D., Zhang C., Wang J., Pang X., Yin J. (2020). Towards a further understanding of cement hydration in the presence of triethanolamine. Cement and Concrete Research, Elsevier, 132:106041.
- . Xu Z., Li W., Sun J., Hu Y., Xu K., Ma S., Shen X. (2017). Research on cement hydration and hardening with different alkanolamines. Construction and Building Materials, Elsevier, 141:296–306.
- . Lu X., Wang S., Li C., Ye Z., Cheng X. (2018). Research on properties and the hydration of portland limestone cement with diethanol-isopropanolamine. Ceramics-Silikáty, Institute of Rock Structure and Mechanics of the CAS & University of Chemistry and Technology, 62 (3), 233-239.
- . Liu H., Zhang Y., Liu J., Feng Z., Kong S. (2020). Comparative Study on Chloride Binding Capacity of Cement-Fly Ash System and Cement-Ground Granulated Blast Furnace Slag System with Diethanol-Isopropanolamine. Materials, MDPI, 13:4103.
- . Ma S., Li W., Zhang S., Hu Y., Shen X. (2015). Study on the hydration and microstructure of Portland cement containing diethanol-isopropanolamine. Cement and Concrete Research, Elsevier, 67:122–130.
- . Kobya V., Kaya Y., Mardani-Aghabaglou A. (2022). Effect of amine and glycol-based grinding aids utilization rate on grinding efficiency and rheological properties of cementitious systems. Journal of Building Engineering, Elsevier, 47:103917.
- . TCVN 4030:2003. Xi măng – Phương pháp xác định độ mịn. Bộ Khoa học và Công nghệ, Việt Nam.
- . TCVN 6016:2011. Xi măng – Phương pháp thử - Xác định cường độ. Bộ Khoa học và Công nghệ, Việt Nam.
- . TCVN 6017:2011. Xi măng – Phương pháp xác định thời gian đông kết và độ ổn định thể tích. Bộ Khoa học và Công nghệ, Việt Nam.
- . TCVN 2682:2020. Xi măng Pooc lăng. Bộ Khoa học và Công nghệ, Việt Nam.