ISSN:
Website: www.jomc.vn
Đánh giá đặc điểm rửa trôi của bê tông cốt sợi PET thải trong môi trường nước nhiễm phèn
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá đặc điểm rửa trôi của bê tông cốt sợi PET trong môi trường nước nhiễm phèn. Các mẫu bê tông thử nghiệm có hàm lượng cốt sợi cố định ở 0,45% thể tích gồm F00 (mẫu đối chứng không có cốt sợi), F2-5, F4-3, F4-5, F6-5 và F4-7 (con số sau kí tự F lần lượt thể hiện độ rộng và chiều dài sợi theo đơn vị mm). Các mẫu bê tông sau khi dưỡng hộ đến 28 ngày ở điều kiện thông thường được ngâm trong môi trường nước với độ pH tương đương 3,5; 5,0 và 6,0. Axít axetat được sử dụng để điều chỉnh pH trong suốt 30 ngày thí nghiệm. Đặc điểm rửa trôi của bê tông được đánh giá thông qua các chỉ số chất lượng nước gồm độ pH, độ mặn, TDS, ORP và độ dẫn điện. Các kết quả ghi nhận cho thấy chất lượng nước ngâm mẫu bê tông F2-5 ít khác biệt nhất so với mẫu F00, trong khi mẫu F6-5 có khác biệt lớn nhất so với mẫu F00. Chất lượng nước ngâm của các mẫu bê tông F4-3, F4-5 và F4-7 khá tương đồng với nhau. Như vậy, mẫu bê tông sử dụng cốt sợi có độ rộng càng lớn so với chiều dài sợi sẽ có độ xốp lớn làm tăng khả năng giải phóng các thành phần vật chất khi hoạt động trong môi trường nước nhiễm phèn. Kết quả của nghiên cứu là cơ sở để chọn tỷ lệ chiều dài và độ rộng của cốt sợi phù hợp cho việc sản xuất bê tông cốt sợi ứng dụng cho các công trình xây dựng ở những khu vực nước bị nhiễm phèn.
Tài liệu tham khảo
- Al-Hadithi, A. I., & Hilal, N. N. (2016). The possibility of enhancing some properties of self-compacting concrete by adding waste plastic fibers. Journal of Building Engineering 8: 20–28.
- Bahij, S., Omary, S., Steiner, V., Feugeas, F., & Ibrahimkhil, M. H. (2022). Effect of non-woven polyethylene terephthalate tissue on fresh and hardened properties of concrete. Material 15: 8766.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (2019). Chung tay hành động chống rác thải nhựa vì một Việt Nam xanh. Tham khảo tại liên kết https://www.monre.gov.vn/Pages/chung-tay-hanh-dong-chong-rac-thai-nhua-vi-mot-viet-nam-xanh.aspx, ngày 25/02/2022
- Dodbiba, G., Takahashi, K., Sadaki, J., & Fujita, T. (2008). The recycling of plastic wastes from discarded TV sets: comparing energy recovery with mechanical recycling in the context of life cycle assessment. Journal of Cleaner Production 16: 458–470.
- Đức, N. V., & Phương, N. V. (2016). Dự báo sự thay đổi độ rỗng của vật liệu bê tông xi măng do ảnh hưởng của quá trình cacbonat hóa. Tạp chí Giao thông Vận tải 11: 62–66.
- Fellner, J., & Brunner, P. H. (2021). Plastic waste management: is circular economy really the best solution? Journal of Material Cycles and Waste Management 24: 1–3.
- Fraternali, F., Spadea, S., & Berardi, V. P. (2014). Effects of recycled PET fibres on the mechanical properties and seawater curing of Portland cement-based concretes. Construction and Building Materials 61: 293–302.
- Khoa, N. Đ., Quỳnh N. V. M., & Anh, P. T. K. (2022). Nghiên cứu ảnh hưởng tỷ lệ phối trộn nhựa thải PET từ vỏ chai lên đặc tính cơ bản của vật liệu bê tông xây dựng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên 227(08) 458–466.
- Hamad, K., Kaseem, M., & Deri, F. (2013). Recycling of waste from polymer materials: an overview of the recent works. Polymer Degradation and Stability 98: 2801–2812.
- Hiệp, V. H., Thanh, Đ. V., & Dương, H. G. (2017). Nghiên cứu sử dụng bê tông cốt sợi polypropylene (PP) phân tán. Thư viện số Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
- Hsie, M., Tu, C., & Song, P. (2008). Mechanical properties of polypropylene hybrid fiber-reinforced concrete. Materials Science and Engineering: A 494(1-2) 153–157.
- Huân, K. V., & Minh, L. (2009). Đặc điểm môi trường nước chua phèn gây ăn mòn bê tông cốt thép công trình thủy lợi ở đồng bằng sông Cửu long. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường 26: 29–36.
- Hưng, T. V., & Nga, L. Q. (2018). Nghiên cứu đặc tính co ngót của bê tông cốt sợi polypropylen forta-ferro. Tham khảo tại liên kết https://tapchigiaothong.vn/nghie n-cuu-dac-tinh-co-ngot-cua-be-tong-cot-soi-polypropylen-forta-ferro-18367226.htm
- Huynh, T. P., Le, T. H. M., & Ngan, N. V. C. (2023). An experimental evaluation of the performance of concrete reinforced with recycled fibers made from waste plastic bottles. Results in Engineering 18: 101205.
- Jambeck, J. R., Geyer, R., Wilcox, C., Siegler, T. R., Perryman, M., Andrady, A., Narayan, R., & Law, K. L. (2015). Plastic waste inputs from land into the ocean. Science 347 (6223) 768–771.
- Lim, J., Ahn, Y., & Kim, J. (2023). Optimal sorting and recycling of plastic waste as a renewable energy resource considering economic feasibility and environmental pollution. Process Safety And Environmental Protection 169: 685–696.
- Medina, N. F., G. Barluenga, & Hernandez-Olivares, F. (2015). Combined effect of Polypropylene fibers and Silica Fume to improve the durability of concrete with natural Pozzolans blended cement. Construction and Building Materials 96: 556–566.
- Mohammed, A. A., & Mohammed, I. I. (2021). Effect of fiber parameters on the strength properties of concrete reinforced with PET waste fibers. Iran Journal of Science Technology Transportation Civil Engineering 45: 1493–1509.
- Nibudey, R., Nagarnaik, P., Parbat, D., & Pande, A. (2013). Strength and fracture properties of post consumed waste plastic fiber reinforced concrete. International Journal of Civil, Structural, Environmental and Infrastructure Engineering Research and Development 3(2) 9–16.
- Pelisser, F., Montedo, O. R. K., Gleize, P. J. P., & Roman, H. R. (2012). Mechanical properties of recycled PET fibers in concrete. Materials Research 15(4) 679–686.
- Phát, N. M. (2007). Lý thuyết ăn mòn và chống ăn mòn bê tông, bê tông cốt thép trong xây dựng. NXB Xây dựng Hà Nội.
- Phú, N. Q. (2018). Nghiên cứu xác định hàm lượng cốt sợi hợp lý để chế tạo bê tông có khả năng chịu nén và chịu uốn tốt, bền trong môi trường biển. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường 61: 23–29.
- Quach, P., & Milne, G. (2019). Plastics a growing concern. A Vietnam perspective. Tham khảo tại liên kết https://www.ipsos.com/sites/default/files/2019-09/vn_plastic_waste_ deck_-_final_-_eurocham_-_en.pdf
- Ramadevi, K., & Manju, R. (2012). Experimental investigation on the properties of concrete with plastic PET (bottle) fibres as fine aggregates. International journal of emerging technology and advanced engineering 2(6) 42–46.
- Thư, T. (2013). Nghiên cứu sử dụng hợp lý đất phèn vùng đồng bằng sông Cửu Long, tạo thế mạnh phát triển kinh tế vùng. Tài nguyên và Môi trường. Tham khảo tại liên kết https://baotainguyenmoitruong.vn/nghien-cuu-su-dung-hop-ly-dat-phen-vung-dong-bang-song-cuu-long-tao-the-manh-phat-trien-kinh-te-vung-242636.html
- Thành, L. T. (2001). Nghiên cứu chế tạo bê tông cốt sợi nhân tạo dùng cho công trình xây dựng. Luận văn Thạc sĩ Công nghệ Vật liệu xây dựng. Trường Đại học Xây dựng.
- Thắng, N. T., & Lê, V. P. (2022). Nghiên cứu ảnh hưởng của cốt sợi phân tán đến một số tính chất của bê tông trong môi trường ăn mòn. Tạp chí Xây dựng 8: 90–95.
- Vinodh, S., Prasanna, M., & Prakash, N. H. (2014). Integrated Fuzzy AHP-TOPSIS for selecting the best plastic recycling method: A case study. Journal of Applied Mathematical Modelling 38: 4662–4672.