##common.pageHeaderLogo.altText##
Tạp chí Vật liệu và Xây dựng - Bộ Xây dựng

ISSN:

Website: www.jomc.vn

Khả năng chế tạo bê tông nhẹ với cấu trúc rỗng tổ ong thay đổi trên cơ sở bụi nhôm phế thải và chất tạo bọt EABASSOC

Vũ Ngọc Trụ

Tóm tắt

Bài báo này trình bày một số kết quả thực nghiệm về công nghệ chế tạo và tính chất của bê tông nhẹ với cấu trúc rỗng thay đổi trong điều kiện phòng thí nghiệm. Với việc sử dụng hỗn hợp chất điều khiển cấu trúc gồm chất tạo bọt EABASSOC, bụi nhôm phế thải và dung dịch NaOH 5,0 M đã thu được sản phẩm bê tông nhẹ chứa lỗ rỗng tổ ong thay đổi từ khu vực trung tâm đến khu vực ngoại vi. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã sử dụng khuôn gỗ hình lập phương cạnh 150 mm với bốn thành khuôn được đục lỗ để loại bỏ thành phần pha lỏng và pha khí ra khỏi mẫu bê tông trong quá trình rắn chắc. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoàn toàn có thể chế tạo được loại bê tông nhẹ với cấu trúc rỗng tế bào thay đổi có khối lượng thể tích khô trung bình 955 kg/m3; cường độ nén trung bình ở tuổi 28 ngày khoảng 14,73 MPa. Ảnh hưởng của cấu trúc rỗng thay đổi đến giá trị khối lượng thể tích và cường độ nén ở tuổi 28 ngày là khá rõ ràng. Ở khu vực bên ngoại vi, khối lượng thể tích trung bình đạt khoảng 1021 kg/m3 nhưng tại tâm viên mẫu, giá trị khối lượng thể tích chỉ còn 798 kg/m3. Đồng thời, cường độ nén trung bình ở tuổi 28 ngày của mẫu cũng giảm mạnh, ở các vị trí ngoại vi cường độ đạt 17,99 MPa, nhưng tại vị trí trung tâm của mẫu, cường độ nén chỉ còn 5,75 MPa. Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng đã so sánh tính chất của bê tông nhẹ với cấu trúc rỗng thay đổi với bê tông bọt sử dụng bột kim loại nhôm có cùng khối lượng thể tích ướt.

Tài liệu tham khảo

  1. . Năng lượng Việt Nam (2024). https://nangluongvietnam.vn/lan-dau-tien-trong-lich-su-tieu-thu-dien-toan-quoc-trong-ngay-vuot-1-ty-kwh-32653.html.
  2. . Nguyễn Việt Tùng Dương, Lê Ngọc Trường Sơn, Hoàng Trọng Toàn (2023), Nghiên cứu tổng quan về tính chất và khả năng ứng dụng bê tông bọt được chế tạo từ vật liệu trong nước. Đề tài NCKH sinh viên. Trường Đại học Mỏ-Địa chất năm 2023.
  3. . Nguyễn Duy Hiếu (2016). Công nghệ bê tông nhẹ cốt liệu rỗng chất lượng cao. Nhà xuất bản xây dựng, năm 2016. 235 p.
  4. . Nguyễn Công Thắng, Hàn Ngọc Đức, Hoàng Tuấn Nghĩa (2018). Nghiên cứu thực nghiệm nâng cao một số tính chất của bê tông nhẹ cốt liệu nhẹ. Tạp chí KHCN Xây dựng, 2018. 12(2): P. 104-109.
  5. . Иноземцев А.С., Королев Е.В. (2022). Высокопрочные лёгкие бетоны : монография, Санкт-Петербургский государственный архитектурно-строительный университет. Санкт-Петербург: СПбГАСУ, 2022. 192с. Текст: Непосредственный.
  6. . Hamad A.J. (2014). Materials, production, properties and application of aerated lightweight concrete. International journal of materials science and engineering, 2(2), 152-157.
  7. . Shafigh F. S. (2012). High Strength lightweight concrete using leca, silica fume and limestone. Arabian Journal of Science and Engineering, vol 37, 2012, 1885-1893.
  8. . Nguyễn Trọng Lâm, Phạm Hữu Hanh (2014). Nghiên cứu nâng cao chất lượng bê tông khí chưng áp sử dụng cho nhà siêu cao tầng ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học công nghệ Xây dựng. Số 21 – tháng 10/2014. Pp 75-80.
  9. . Ткаченко Т.Ф., Перцев В.Т. (2011). Совершенствование технологии неавтоклавных пенобетонов. Научный вестник Воронежского государственного архитектурно-строительного университета. Строительство и архитектура. 2011(4), C. 243-50.
  10. . Ву Ким Зиен (2022). Ячеистые бетоны с использованием плазмомодифицированного доменного шлака. Шифр и наименование научной специальности: 2.1.5 Строительные материалы и изделия. Национальный Исследовательский Московский Государственный Строительный университет.
  11. . Tăng Văn Lâm, Nguyễn Đình Trinh, Vũ Kim Diến, Nguyễn Bá Bình (2023). Bê tông bọt-khí dị hướng. Hội Nghị khoa học thường niên năm 2023 – Trường Đại học Thủy lợi, Hà Nội, tháng 11 năm 2023.
  12. . Tăng Văn Lâm, Võ Đình Trọng, Hồ Anh Cương (2024). Nghiên cứu khả năng chế tạo bê tông bọt-khí với cấu trúc dị hướng trên cơ sở bột nhôm và chất tạo bọt EABASSOC. Tạp chí KHCN Xây dựng. Số 01/2024. 49-59. https://doi.org/10.59382/j-ibst.2024.vi.vol1-7
  13. . Королев А.С., Волошин Е.А., Трофимов Б.Я., Шаимов М.Х., Кузьменко С.А. (2004). Способ изготовления вариатропных ячеистобетонных изделий. Патент RU 2243190 C1. 27.12.2004. 5c.
  14. . Большаков В.И, Мартыненко В.А. (2002). Технологические аспекты производства мелкоштучных ячеистобетонных изделий из ячеистого бетона неавтоклавного твердения. Киев. НИИСМИ. Строительные материалы и изделия. 2002. С. 13- 15.
  15. . Nguyễn Trung Hiếu, Nguyễn Xuân Công, Võ Đình Trọng, Đặng Quang Minh, Trương Văn Cường (2023). Nghiên cứu khả năng chế tạo bê tông nhẹ sử dụng bột nhôm và chất kết dính Geopolymer từ hỗn hợp tro bay, xỉ lò cao và phế thải nhà máy gốm sứ TOTO dùng trong công trình dân dụng và công nghiệp. Đề tài NCKH sinh viên. Trường Đại học Mỏ-Địa chất.
  16. . D.V. Kim, L.N. Cong, L.T. Van, and S.I. Bazhenova. (2020). Foamed concrete containing various amounts of organic-mineral additives. Journal of Physics: Conference Series. Vol. 1425. 2020. Pp. 12-22. Doi:10.1088/1742-6596/1425/1/012199.
  17. . Бруяко, М.Г. (2022). Ячеистые бетонов с вариатропной структурой на стадии формования изделия / М.Г.Бруяко, С.И.Баженова, К.З.Ву. Вестник БГТУ им. В.Г. Шухова. 2022. №7.
  18. . Miryuk O. (2017). Formation of structure magnesium foamed concrete. International Journal of Civil Engineering. Febrary - March 2017. Vol. 6. Issue 2. Pp. 1-10.