##common.pageHeaderLogo.altText##
Tạp chí Vật liệu và Xây dựng - Bộ Xây dựng

ISSN:

Website: www.jomc.vn

Đánh giá cường độ chịu nén của cọc xi măng đất được chế tạo trong phòng thí nghiệm và hiện trường

Phạm Hữu Hà Giang , Lê Hải Trí , Trần Trang Nhật , Hoàng Vĩ Minh , Phạm Anh Du

Tóm tắt

Cọc xi măng đất (CXMĐ) ngày càng phổ biến và được sử rộng rãi trong việc gia cố nền đất yếu, đặc biệt tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Phương pháp nén đơn trục trong phòng được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm đánh giá cường độ chịu nén của cọc xi măng đất. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng XM/Đ ít nhất từ 300 kg/m3 trở lên được xem là phù hợp với địa chất yếu tại khu vực nghiên cứu. Ngoài ra, tỷ lệ cường độ chịu nén của cọc xi măng đất ngoài hiện trường so với trong phòng thí nghiệm tại các khu vực nghiên cứu nằm trong khoảng (0,32÷0,96). Điều này cho thấy phương pháp thi công CXMĐ (jet-grouting) đảm bảo chất lượng với hệ số tương quan cao hơn so với hệ số được đề nghị trong tiêu chuẩn hiện hành.

Tài liệu tham khảo

  1. . Thân Văn Văn, 2009. Lựa chọn tỷ lệ xi măng đất khi chế tạo cọc xử lý nền đất yếu. Tạp chí khoa học kỹ thuật Thủy lợi & Môi trường số 26 (2009).
  2. . Đậu Văn Ngọ, 2009. Các nhân tố ảnh hưởng đến cường độ xi măng đất. Science & Technology Development, Vol 12, No.05 - 2009.
  3. . Nguyễn Viết Thanh, Lê Minh Long, 2016. Ảnh hưởng của tính chất đất yếu đến chất lượng cọc xi măng đất. Tạp chí Giao thông vận tải số tháng 6/2016.
  4. . TCVN 9403: 2012. Gia cố đất nền yếu – phương pháp trụ đất xi măng.
  5. . TCVN 9906: 2014. Công trình thủy lợi – cọc xi măng đất thi công theo phương pháp Jet-Grouting – yêu cầu thiế kế thi công và nghiệm thu cho xử lý nền đất yếu.