##common.pageHeaderLogo.altText##
Tạp chí Vật liệu và Xây dựng - Bộ Xây dựng

ISSN:

Website: www.jomc.vn

Nghiên cứu thực nghiệm đánh giá khả năng sử dụng cát nhân tạo để chế tạo vữa cọc Micropile

Nguyễn Văn Mạnh , Bùi Văn Đức , Lê Huy Việt , Đào Phúc Lâm , Tăng Văn Lâm , Trần Văn Tiến

Tóm tắt

Hiện nay, nhu cầu sử dụng cát để làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam là rất lớn. Tuy nhiên, nguồn cung từ cát tự nhiên rất hạn chế so với nhu cầu, đồng thời quá trình khai thác cát tự nhiên thường gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường. Cát nhân tạo còn được gọi là cát nghiền là sản phẩm nghiền từ đá tự nhiên. Tiềm năng sản xuất cát nhân tạo ở Việt Nam là rất lớn do gần 80% diện tích tự nhiên là đồi núi. Cọc micropile (đường kính £ 300mm) thường được sử dụng làm móng hoặc gia cường nền móng các công trình cổ, cũ cần nâng cấp, đặc biệt trong điều kiện không gian thi công hạn chế và ít gây ảnh hưởng đến các công trình lân cận. Vữa cọc micropile thường được chế tạo từ hỗn hợp nước và xi măng với tỉ lệ N/X = 0,4 ÷ 0,5, cường độ chịu nén của vữa ở 28 ngày tuổi đạt 30 ÷ 40MPa, độ chảy xòe 18 ÷ 20cm để đảm bảo tính công tác khi bơm. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng cát nhân tạo được nghiền từ đá granite (Ninh Thuận) để chế tạo vữa cọc micropile đảm bảo các yêu cầu đặt ra. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy cường độ chịu nén của vữa cọc micropile sử dụng cát nghiền có thể đạt 46,3MPa khi tỉ lệ N/X = 0,43; độ chảy xòe của hỗn hợp vữa đạt trung bình 22,6cm. Những giá trị này của vữa chế tạo từ cát nhân tạo hoàn toàn phù hợp để sử dụng làm thành phần của vữa cọc micropile theo một số hướng dẫn thiết kế và thi công hiện hành.

Tài liệu tham khảo

  1. . Mộc Miên. Thực trạng cát xây dựng: Khi cầu vượt xa cung. https://baoxaydung.com.vn/thuc-trang-cat-xay-dung-khi-cau-vuot-xa-cung-343170.html , truy cập ngày 10/10/2023.
  2. . Chính phủ (2017). Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 9 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ, kết luận Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2017.
  3. . Chính phủ (2020). Quyết định số 1266/QĐ-TTg ngày 18 tháng 8 năm 2020, Phê duyệt Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050.
  4. . TCVN 9205:2012. Cát nghiền cho bê tông và vữa. Bộ Khoa học và Công nghệ, Việt Nam.
  5. . Nguyễn Văn Đoàn (2018). Sử dụng cát nghiền để chế tạo bê tông và vữa xây dựng. Tuyển tập Báo cáo Hội thảo KHCN toàn quốc - Cát nghiền thay thế cát tự nhiên - Vật liệu thân thiện môi trường. Nhà xuất bản Xây dựng, 116-129.
  6. . Vân, H. H., Hiếu, H. H., Cường, N. M., Thịnh, P. V., Hiếu, N. D., Xuân, T. T., Toàn, Đ. T. (2018). Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp cát nhân tạo và cát thiên nhiên đến tính chất cơ bản của bê tông. Tạp chí Khoa học Kiến trúc - Xây dựng, 31:90-94.
  7. . Nam, H. P., Trí, V. H. (2021). Xử lý đá phế phẩm thành cát nghiền và nghiên cứu tính công tác của hỗn hợp bê tông thương phẩm sử dụng cát nghiền. Tạp chí Vật liệu và Xây dựng, (1):35-40.
  8. . Dũng, L. V., Kiên, T. T., Thành, Đ. T., Lâm, N. B. (2021). Nghiên cứu thực nghiệm đánh giá khả năng sử dụng cát nghiền nguồn gốc đá vôi cho cột bê tông công trình chịu nén. Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng, (3V):93-103.
  9. . Lâm, T.V., Mạnh, N. V., Chức, N. T. (2023). Khả năng sử dụng cát nghiền nguồn gốc đá vôi cho bê tông cường độ cao. Hội thảo Khoa học Quốc gia: Phát triển và quản lý bền vững tài nguyên và môi trường: Từ miền núi tới ven biển. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ: 18-27.
  10. . Sabatini, P. J., Tanyu, B., Armour, T., Groneck, P., Keeley, J. (2005). Micropile Design and Construction. National Highway Institute.
  11. . TCVN 2682:2020. Xi măng Poóc lăng. Bộ Khoa học và Công nghệ, Việt Nam.
  12. . ASTM C136/136M:2017. Standard Test Method for Sieve Analysis of Fine and Coarse Aggregates. American Society for Testing and Materials.
  13. . TCVN 4506:2012. Nước cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật. Bộ Khoa học và Công nghệ, Việt Nam.
  14. . TCVN 9382:2012. Chỉ dẫn kỹ thuật chọn thành phần bê tông sử dụng cát nghiền. Bộ Khoa học và Công nghệ, Việt Nam.
  15. . TCVN 9204:2012. Vữa xi măng khô trộn sẵn không co. Bộ Khoa học và Công nghệ, Việt Nam.
  16. . Phuoc, H. T., Khang, L. T., Binh, P. T., Phuong, P. H., (2021). Application of self-produced artificial sand in the production of green mortar. Transport and Communications Science Journal: 72(4), 468-476.
  17. . Singh, S. B., Munjal, P., Thammishetti, N., (2015). Role of water/cement ratio on strength development of cement mortar. Journal of Building Engineering: 4 (2015), 94-100.