##common.pageHeaderLogo.altText##
Tạp chí Vật liệu và Xây dựng - Bộ Xây dựng

ISSN:

Website: www.jomc.vn

Đánh giá tác động của đê bao tỉnh An Giang đến chế độ dòng chảy dòng chính sông Mê Kông tại Đồng bằng sông Cửu Long

Tô Hoài Phong , Huỳnh Vương Thu Minh , Lê Hải Trí , Lê Tuấn Tú , Trần Văn Tỷ

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá tác động của hệ thống đê bao kiểm soát lũ (KSL) ở tỉnh An Giang đến chế độ dòng chảy sông chính. Phương pháp thống kê diễn biến phát triển hệ thống đê bao KSLtriệt để được sử dụng nhằm đánh giá ảnh hưởng của đê bao đến thay đổi chế độ dòng chảy thông qua chỉ số biến đổi thủy văn (IHA– Indicators of Hydrologic Alteration) giai đoạn 1 -  xây dựng (1997-2010) và giai đoạn 2 - sau khi hệ thống đê bao được xây dựng tương đối hoàn chỉnh (2011-2019). Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉnh An Giang đã tăng nhanh diện tích đê bao KSL triệt để trong hai giai đoạn 1997-2004 và 2007-2010. Đến năm 2011 diện tích đê bao chiếm 69% diện tích tự nhiên toàn tỉnh (đê bao KSL triệt để chiếm 54% và đê bao tháng tám chiếm 15%). Kết quả đánh giá sự thay đổi dòng chảy (lưu lượng) cho thấy tại cả hai trạm Châu Đốc và Tân Châu giai đoạn 1 và 2 đều ở mức cao (trên 67%); tại Vàm Nao giai đoạn 1 và 2 lần lượt là 49,8% và 60,7%. Nhìn chung, giai đoạn xây dựng hệ thống đê bao (1997-2010), trạm Châu Đốc chịu tác động lớn nhất (71,2%), tiếp theo sau là Tân Châu (68,2%) và Vàm Nao thay đổi ít nhất (49,8%). Tuy nhiên, khi xem xét giai đoạn 2 (2011-2019) sau khi hệ thống đê bao tương đối hoàn chỉnh thì sự thay đổi chế độ dòng chảy tại trạm Tân Châu và Vàm Nao vẫn tăng đáng kể, lần lượt là 76,6% và 60,7%. Trong năm nhóm xem xét thì nhóm 5 (Tỷ lệ và tần suất của sự biến đổi dòng chảy) có sự thay đổi lớn nhất tại cả ba trạm. Trong đó, chỉ số 31 (sự tăng dòng chảy) thay đổi ở mức rất cao tại Châu Đốc và Tân Châu. Trong khi đó, chỉ số 32 và 33 tại Trạm Vàm Nao có sự thay đổi đáng kể cả hai giai đoạn xem xét. Sự thay đổi các chỉ số thủy văn ở trạm Tân Châu và Châu Đốc có thể là do sự thay đổi của dòng chảy từ thượng nguồn sông Mê Kông. Do vậy, cần xem xét toàn diện các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi chế độ dòng chảy này.

Tài liệu tham khảo

  1. Chi cục thủy lợi An Giang. 2019. Báo cáo về hiện trạng công trình thủy lợi An Giang. Chi cục thủy lợi An Giang.
  2. Liu, J.P., DeMaster, D.J., Nguyen, T.T., Saito, Y., Nguyen, V.L., Ta, T.K.O. and Li, X. 2017. Stratigraphic formation of the Mekong River Delta and its recent shoreline changes. Oceanography, 30, 72–83.
  3. Minh, H.V.T., Avtar, R., Kumar, P., Le, K.N., Kurasaki, M., Ty, T.V. 2020. Impact of Rice Intensification and Urbanization on Surface Water Quality in An Giang Using a Statistical Approach. Water, 12, 1710.
  4. Minh, H.V.T., Kurasaki, M., Ty, T.V., Tran, D.Q., Le, K.N., Avtar, R., Rahman, M.M. and Osaki, M. 2019. Effects of Multi-Dike Protection Systems on Surface Water Quality in the Vietnamese Mekong Delta. Water. 11, 1010.
  5. Richter, B.D., Jeffrey V. Baumgartner , Jennifer Powell and David P. Braun. 1996. A method for assessing hydrologicalteration within ecosystems. Conservation Biology, 10,1163–1174.
  6. TNC, 2009. Indicators of hydrologic alteration user’s manual,The Nature Conservancy, USA
  7. Van Tho, N. 2020. Coastal erosion, river bank erosion and landslides in the Mekong Delta: Causes, effects and solutions. In Proceedings of the Geotechnics for Sustainable Infrastructure Development; Duc Long, P., Dung, N.T., Eds.; Springer Singapore: Singapore, 2020; pp. 957–962.
  8. Yang, T., Zhang, Q., Chen, Y.Q.D., Tao, X., Xu, C.Y. and Chen, X. 2008. A spatial assessment of hydrologic alteration caused by dam construction in the middle and lower Yellow River, China. Hydrological Processes, 22, 3829–3843.
  9. Zhang, J. and Döll, P. 2008. Assessment of ecologically relevant hydrological change in China due to water use and reservoirs. Adv. Geosci., 18, 25–30.