##common.pageHeaderLogo.altText##
Tạp chí Vật liệu và Xây dựng - Bộ Xây dựng

ISSN:

Website: www.jomc.vn

Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp nhiệt và hóa học để xử lý vữa bám dính trên cốt liệu tái chế dùng trong bê tông

Lê Anh Tuấn , Nguyễn Ninh Thụy , Võ Thị Tuyết Giang

Tóm tắt





Nghiên cứu này sử dụng cốt liệu tái chế thay thế cho cốt liệu lớn trong bê tông với hàm lượng lần lượt là 25, 50, 75 và 100% theo khối lượng. Nhiệt độ sử dụng thay đổi từ 80, 100, 120 và 1400C. Dung dịch hóa học HCl và  Na2SO4 với nồng độ 0,05 – 0,2 Mol/ lít được dùng để xử lý cốt liệu. Thực nghiệm cho thấy cốt liệu tái chế với kích thước khác nhau thay thế trong hỗn hợp bê tông làm giảm độ linh động và cường độ bê tông. Nhóm cốt liệu kích thước 5 – 10 mm làm giảm tính chất của hỗn hợp bê tông rõ rệt hơn so với cốt liệu có kích thước 10 – 20 mm. Sử dụng nhiệt độ từ 80 đến 1400C có tác dụng làm giảm hàm lượng vữa bám dính trên cốt liệu tái chế 4 – 5% tùy theo nhóm cốt liệu. Hỗn hợp bê tông có xu hướng cải thiện độ linh động và cường độ khi dùng nhiệt độ đến 1400C cho cốt liệu 10 – 20 mm. Sử dụng dung dịch hóa học có xu hướng giảm hàm lượng vữa bám dính trên cốt liệu 15 – 20% khi nồng độ dung dịch 0,1 – 0,2 Mol/lít tùy theo nhóm cốt liệu. Cường độ bê tông cải thiện đến 15 – 20% với nhóm 5-10 mm và cải thiện đến 30% với nhóm 10-20 mm. Dung dịch HCl có tác dụng rõ rệt trong việc cải thiện tính chất của cốt liệu tái chế dùng trong bê tông.





Tài liệu tham khảo

  1. . Ngân, N. V. C., Hiếu, H. T., Hậu, N. T., & Ánh, N. V. , “Nghiên cứu tận dụng rác thải nhựa gia công bê tông làm vật liệu xây dựng”. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 2017, (49), 41-46.
  2. . Kiên, T., Phát, N., Hanh, P., & Sáng, L., “Nghiên cứu chế tạo gạch không nung và vữa từ phế thải công nghiệp phục vụ phát triển bền vững”. Tạp Chí Khoa Học Công Nghệ Xây Dựng (KHCNXD) - ĐHXDHN, 2017,11(1), 3-10.
  3. . JeonghyunKim, “Influence of quality of recycled aggregates on the mechanical properties of recycled aggregate concretes: An overview”, Construction and Building Materials, Volume 328, 18 April 2022, 127071.
  4. . Bo Wang et. al., “A Comprehensive Review on Recycled Aggregate and Recycled Aggregate Concrete”, Resources, Conservation and Recycling, 2022, Volume 171, 105565.
  5. . Vivian W.Y. Tam et. al. , “Quality improvement of recycled concrete aggregate by removal of residual mortar: A comprehensive review of approaches adopted”, Construction and Building Materials, Vol. 288, 123066.
  6. . Abbijit Mistri, et. al., “A review on different treatment methods for enhancing the properties of recycled aggregates for sustainable construction materials”, Construction and Building Materials, 2020, Vol. 233, 117894.
  7. . Ashraf A.Bahraq, et. al., “A review on treatment techniques to improve the durability of recycled aggregate concrete: Enhancement mechanisms, performance and cost analysis”, Journal of Building Engineering, 2022, Volume 55, 104713.