ISSN:
Website: www.jomc.vn
ẢNH HƯỞNG CỦA THỬ NGHIỆM GIA TỐC THỜI TIẾT ĐẾN ĐẶC TRƯNG TÍNH CHẤT VÀ CẤU TRÚC CỦA VẬT LIỆU HDPE/LLDPE/GYPSUM BIẾN TÍNH CÓ MẶT PHỤ GIA CHỐNG CHÁY
Tóm tắt
Thạch cao phế thải (hay còn gọi là gypsum) là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất axit photphoric từ quặng apatit. Nó chủ yếu được lưu trữ tại các bãi xử lý của các nhà máy sản xuất, gây ô nhiễm môi trường do hàm lượng axit chưa được xử lý cao. Việc sử dụng thạch cao thải làm chất phụ gia gia cường và chống cháy cho vật liệu polymer composite có tiềm năng ứng dụng làm các sản phẩm như: cáp điện, ống gân xoắn... Trong nghiên cứu này, thạch cao thải được xử lý để loại bỏ tạp chất và axit trước khi biến tính bằng ethylene bis(stearamide) (EBS). Thạch cao biến tính được trộn với polyetylen tỉ trọng cao (HDPE), polyetylen tỉ trọng thấp mạch thẳng (LLDPE) và các chất phụ gia chống cháy trên thiết bị phối trộn Haake Polylab OS RheoDrive7. Ảnh hưởng của thạch cao biến tính và không biến tính đến các tính chất cơ học, khả năng chống cháy và hình thái cấu trúc của vật liệu polymer được thảo luận trong bài báo này. Ngoài ra, ảnh hưởng gypsum biến tính và không biến tính đến đặc trưng tính chất: cơ học, cấu trúc, độ bền màu, khả năng chống cháy sau khi được thử nghiệm gia tốc thời tiết sẽ được thảo luận chi tiết. Việc ứng dụng thạch cao thải góp phần phát triển các vật liệu chống cháy mới, bền thời tiết nhờ đó có thể đa dạng hóa nguồn tiêu thụ gypsum và giảm ô nhiễm môi trường.