ISSN:
Website: www.jomc.vn
Nghiên cứu đánh giá khả năng kháng nấm mốc cho vật liệu xây dựng
Tóm tắt
Việt Nam là một quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, có đường bờ biển trải dài từ Bắc vào Nam. Do vậy môi trường không khí trong nhà thường dễ bị ẩm ướt. Đây là điều kiện lý tưởng để nấm mốc có thể phát triển gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và làm biến đổi thành phần, tính chất vật liệu tạo ra những mối nguy hại đến công trình xây dựng. Nghiên cứu thử nghiệm khả năng kháng nấm mốc của Vật liệu xây dựng đang được thực hiện tại Trung tâm Thiết bị, Môi trường và An toàn Lao động – Viện Vật liệu xây dựng theo tiêu chuẩn ASTM D3273 – 16. Phương pháp thử nghiệm sử dụng ba chủng nấm mốc: Aureobasidium pullulans ATCC 9348, Aspergillus niger ATCC 6275 và Penicillium Sp ATCC 9849 được phân lập trong 10 đến 14 ngày. Khi các chủng nấm đạt đến độ phát triển tối ưu, tiến hành cấy các bào tử nấm này sang môi trường đất chứa 25 % rêu bùn, độ pH 5,5 đến 7,0. Nghiên cứu tiến hành so sánh và đánh giá khả năng kháng nấm mốc của các loại mẫu thử: Tấm trần thạch cao kháng khuẩn; tấm sợi khoáng tiêu âm; tấm thạch cao thông thường và tấm gỗ ép MDF, sau khi phơi nhiễm trong môi trường chứa các bào tử nấm này ở điều kiện nhiệt độ 32,5 ± 1 oC và độ ẩm 95 ± 3 % trong thời gian 04 tuần. Bài viết này đề cập đến nội dung của phương pháp đánh giá, kết quả đánh giá và so sánh khả năng kháng nấm mốc của một số vật liệu xây dựng kháng nấm mốc và thông thường trên thị trường Việt Nam.
Tài liệu tham khảo
- . Chi P. Hoang, Kerry A. Kinney, Richard L. Corsi, Paul J. Szaniszlo, “Resistance of green building materials to fungal growth”. International Biodeterioration & Biodegradation 64, 104-113, 2010. https://doi.org/10.1016/j.ibiod.2009.11.001
- . https://www.cdc.gov/mold/faqs.htm
- . Elisabeth Heseltine, Jerome Rosen, “WHO guidelines for indoor air quality : dampness and mould”, World Health Organization, 2009.
- . Phạm Ngọc Đăng, Trần Thị Minh Nguyệt, “Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn mới về chất lượng không khí trong nhà ở và nhà công cộng”, Tạp chí Môi trường số 1, 2021.
- . ASTM D3273 - 16 Standard Test Method for Resistance to Growth of Mold on the Surface of Interior Coatings in an Environmental Chamber.
- . Afnan Al-Hunaiti, Sharif Arar, Martin Täubel, Darren Wraith, Androniki Maragkidou, Anne Hyvärinen, Tareq Hussein, “Floor dust bacteria and fungi and their coexistence with PAHs in Jordanian indoor environments”, Science of the total
- environment, pp.940-945, 2017.
- https://doi.org/10.1016/j.scitotenv.2017.05.211
- . Rachel I.Adams, Seema Bhangar, Karen C.Dannemiller, Jonathan A.Eisen, et all “Ten questions concerning the microbiomes of buildings”. Building and Environment, 224-234 https://doi.org/10.1016/j.buildenv.2016.09.001
- . Johansson P., Svensson T., Ekstrand-Tobin A, “Validation of critical moisture conditions for mould growth on building materials”, Building and Environment, 62: 201-209, https://doi:10.1016/j.buildenv.2013.01.012.
- . Bashir U., Hafeez, “Deterioration of painted wall surface by fungal saprobes: isolation and identification”, Pakistan Journal of Phytopathology, 28: 09-13, 2016.
- . Parjo U. K. et al, “Effect of Fungal Growth on the Surface of Painted Plasterboards”, Advances in Environmental Biology, 9(20): 15-19, 2017.
- . Mensah-Attipoe, “Comparison of methods for assessing temporal variation of growth of fungi on building materials”, Microbiology, 162, 1895–1903, 2016. https://doi:10.1099/mic.0.000372.
- . Andersen B. et al, “Associations between Fungal Species and Water-Damaged Building Materials”, Applied and environmental microbiology, 77 (12): 4180–4188, 2011,
- https://doi:10.1128/AEM.02513-10.
- . Viitanen.HA, “Modelling the time factor in the development of mould fungi - Effects of critical humidity and temperature conditions in pine and spruce sapwood”. Holzforschung 51: 6- 14, 1997.
- . Pasanen.A-L, Juutinen.T, Jantunen.MJ, Kalliokoski.P, “Occurrence and moisture requirements of microbial growth in building materials”. Int.Biodet.Biodegr. 30: 273-283, 1992.
- . Webb.JS, Nixon.M, Eastwood.IM, Greenhalg.M , Robson.GD, Handley.PS, “Fungal colonization and biodeterioration of plasticized polyvinyl chloride”, Appl.Env.Microb. 66: 3194- 3200, 2000, https://doi:10.1128/AEM.66.8.3194-3200.2000.
- . Tanaka. H, Wang.P-L, Yamada.O, Tamura.H, “Yellow pigments of Aspergillus niger and A. awamori.I. Isolation of aurasperone A and related pigments”, Agric.Biol.Chem. 30: 107-113, 1966.
- . Ehrlich. KC, DeLucca. AJ, Ciegler.A, “Naphtho-gamma-pyrone production by Aspergillus niger isolated from stored cottonseed”, Appl.Env.Microb. 48: 1-4, 1984.