ISSN:
Website: www.jomc.vn
Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng natri hydroxit đến cường độ chịu nén của hệ nền chất kết dính với hàm lượng lớn tro bay
Tóm tắt
Bài báo này tập trung khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng natri hydroxit (NaOH) đến cường độ chịu nén của hệ nền chất kết dính (CKD) với hàm lượng lớn tro bay (cụ thể: 80, 85 và 90% theo khối lượng) nhằm tìm ra hàm lượng NaOH tối ưu để hướng đến việc sản xuất cốt liệu tro bay nhân tạo thay thế cốt liệu thiên nhiên trong sản xuất bê tông. Hàm lượng NaOH được thêm vào hệ nền là 0; 2,5; 3,0; 3,5 và 4,0% theo khối lượng. Tỷ lệ nước/CKD cho tất cả hệ nền là 0,22. Kết quả thực nghiệm đã chỉ ra rằng hàm lượng NaOH ảnh hưởng đáng kể đến cường độ chịu nén của hệ nền CKD với hàm lượng lớn tro bay. Việc sử dụng NaOH đã cải thiện cường độ chịu nén từ 8,6% đến 40,7% ở độ tuổi sớm (3 ngày tuổi) của tất cả hệ nền; và hệ nền chứa 3,5% NaOH có cường độ chịu nén đạt giá trị cao nhất. Tuy nhiên, đến 28 ngày tuổi, cường độ chịu nén của hệ nền đối chứng không chứa NaOH và hệ nền chứa 3,5% NaOH tương đương nhau. Kết luận rằng việc thêm NaOH đã giúp thúc đẩy sự phát triển cường độ chịu nén ở độ tuổi sớm của hệ nền CKD với hàm lượng tro bay lớn và hàm lượng NaOH tối ưu là 3,5% theo khối lượng.
Tài liệu tham khảo
- . V. Q. Lê và C. D. Nguyễn, “Xu hướng ứng dụng tro xỉ nhiệt điện trong sản xuất vật liệu xây dựng”, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, Trung tâm thông tin và KH&CN, 63 trang, 2019.
- . C. T. Kiều và Đ.Q. Nguyễn, “Tình hình và phương hướng tái chế, sử dụng tro xỉ của các nhà máy nhiệt điện ở Việt Nam”, Hiệp hội năng lượng Việt Nam, 2013.
- . Hội tuyển khoáng toàn quốc, “Báo cáo Hội nghị khoa học công nghệ tuyển khoáng toàn quốc lần III”, 2010.
- . V. Q. Lê, “Nghiên cứu chế tạo bê tông hàm lượng cao dùng cho mục đích kết cấu các công trình xây dựng”, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, 2020.
- . Bộ Công Thương, “Thực trạng phát thải và hướng xử lý nguồn tro, xỉ từ các nhà máy nhiệt điện: Tạo nguồn vật liệu xây dựng mới”, Tổng cục năng lượng, Bộ Công Thương, 2022.
- . Quyết định số 428/QĐ-TTg, “Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030”, Thủ tướng Chính phủ, 2016.
- .Bộ Xây Dựng, “Phế thải tro bay: Vật liệu cách âm, cách nhiệt tối ưu”, Bộ Xây Dựng, 2022.
- . T. B. Nguyễn, T. T. Nguyễn và H. Q. Đinh, “Nghiên cứu đánh giá chất lượng tro bay, xỉ lò cao của các nhà máy nhiệt điện và luyện kim ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi, số 57, 27–39, 2019.
- . S. H. Mai, “Một số vấn đề về sử dụng tro bay để xây dựng các đập bê tông đầm lăn của Việt Nam”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 8, 67–69, 2006.
- . O. J. Olatoyan, M. A. Kareem, A. U. Adebanjo, S. O. A. Olawale and K. T. Alao, “Potential use of biomass ash as a sustainable alternative for fly ash in concrete production”, Hybrid Advances, vol. 4, 100076, 2023, doi: 10.1016/J.HYBADV.2023.100076.
- . T. Hemalatha and A. Ramaswamy, “Fly ash cement”, Handbook of Fly Ash, 547–563, 2021, doi: 10.1016/B978-0-12-817686-3.00016-5.
- . T. Đ. K. Nguyễn, P. T. Bùi and N. T. Nguyễn, “Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng chất hoạt hóa natri sulfat đến cường độ chịu nén của chất kết dính có sử dụng hàm lượng lớn tro bay”, Tạp chí Vật liệu & Xây dựng - Bộ Xây dựng, số 12, 2022, doi: 10.54772/JOMC.05.2022.347.
- . P. T. Bùi, N. T. Nguyễn, Đ. P. Q. Nguyễn, T. H. Đặng và A. T. Lê, “Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ dưỡng hộ ban đầu đến cường độ nén của hệ nền xi măng chứa tro bay được hoạt hóa bằng Natri Suffat”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng, NUCE 2021, số 15 (1V): 17–28, 2021.
- . V. L. Tăng và Đ. T. Nguyễn, “Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng tro bay và xỉ lò cao hoạt tính dến tính chất của bê tông cường độ cao hạt mịn không sử dụng chất kết dính xi măng”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thủy Lợi và Môi trường, số 76, 11–20, 2021.
- . A. H. Abdullah, Y. Hin Taufiq-Yap, A. I. Al-Negheimish and J. Noorzaei, “The effect of various chemical activators on pozzolanic reactivity: A review”, Scientific Research and Essays, vol. 7, 719–729, 2012, doi: 10.5897/SRE10.858.
- . Bộ Khoa học và Công nghệ, “TCVN 2682:2020: Xi măng Portland - Yêu cầu kỹ thuật”, 2020.
- . Bộ Khoa học và Công nghệ, “TCVN 10302:2014: Phụ gia hoạt tính tro bay dùng cho bê tông, vữa xây và xi măng”, 2014.
- . Bộ Khoa học và Công nghệ, “TCVN 4506:2012: Nước cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật”, 2012.
- . H. B. K. Dương, “Nghiên cứu sản xuất bê tông nhẹ sử dụng cốt liệu nhẹ dựa trên nguồn nguyên liệu phế phẩm địa phương là tro bay”, Luận văn thạc sỹ, Đại học Cần Thơ, 2019.
- . Bộ Khoa học và Công nghệ, “TCVN 6016:2011: Xi măng - Phương pháp thử - Xác định cường độ”, 2011.
- . L. T. Nguyễn, “Ảnh hưởng của hàm lượng tro bay thay thế xi măng và quy trình dưỡng hộ nhiệt ẩm đến mức độ phản ứng Pozzolanic của hệ xi măng - tro bay”, Tạp chí KHCN Xây dựng, số 3, 34–41, 2018.
- . A. Durán-Herrera, C.A. Juárez, P. Valdez, D.P. Bentz, “Evaluation of sustainable high-volume fly ash concretes”, Cement Concrete Composite, vol. 33, 39–45, 2011.
- . Q. P. Nguyễn, “Nghiên cứu sử dụng CKD kiềm hoạt hóa để chế tạo bê tông ứng dụng cho các công trình thủy lợi”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường, số 70, 10–16, 2020.
- . D. T. Nguyen, L. V. Tang, H. X. Ngo, P. V. Dang, C. A. Ho and D. K. Vu, “Effect of fly ash on the strength of cement paste at early age”, Journal of Mining and Earth Sciences, vol. 61, Issue 6, 10–18, 2020.
- . V. C. T. Nguyễn và Q. N. Hồ, “Nghiên cứu ảnh hưởng của cốt liệu nhân tạo từ hỗn hợp tro bay - xi măng - Na2SO4 thay thế một phần đá dăm đến cường độ chịu nén của bê tông”, Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia TP.HCM, 2021.