##common.pageHeaderLogo.altText##
Tạp chí Vật liệu và Xây dựng - Bộ Xây dựng

ISSN:

Website: www.jomc.vn

Nghiên cứu ảnh hưởng của cốt liệu tro bay nhân tạo thay thế một phần cát sông đến khối lượng thể tích và cường độ chịu nén của bê tông

Lê Nguyễn Cát Nhân , Bùi Phương Trinh , Dương Trần Bảo An , Nguyễn Hoàng Ngân Anh , Trần Nguyên Bảo , Trần Minh Thạch

Tóm tắt

Mục đích của nghiên cứu này tập trung chế tạo cốt liệu mịn từ tro bay (FAA) và khảo sát ảnh hưởng của FAA thay thế một phần cát sông đến độ sụt của hỗn hợp bê tông, khối lượng thể tích và cường độ chịu nén của bê tông. Thông qua quá trình ve viên hạt, FAA với kích thước từ 1,25 đến 5 mm được chế tạo từ 85% tro bay, 15% xi măng Portland, tỷ lệ nước/chất kết dính bằng 0,21 và được dưỡng hộ 1 ngày trong không khí và ngâm 13 ngày trong nước. Dựa trên kết quả thành phần hạt của hỗn hợp cốt liệu mịn (bao gồm FAA và cát sông), nhận thấy rằng hỗn hợp A (30% FAA và 70% cát sông) và B (40% FAA và 60% cát sông) tối ưu nhất vì nằm trong vùng phạm vi cho phép của cốt liệu mịn cỡ hạt thô theo TCVN 7570:2006. Với việc sử dụng hỗn hợp cốt liệu mịn tối ưu này, độ sụt của hỗn hợp bê tông tăng khi hàm lượng FAA thay thế tăng; trong khi đó, khối lượng thể tích và cường độ chịu nén của bê tông không thay đổi đáng kể. Kết luận rằng FAA có thể thay thế 40% cát sông trong sản xuất bê tông nhằm hạn chế việc khai thác cát sông và tận dụng tối đa lượng tro bay thải ra từ nhà máy nhiệt điện, hướng đến sự phát triển bền vững của nền công nghiệp bê tông.

Tài liệu tham khảo

  1. I.U.M. Bazenov, Đ.T. Bạch, N.T. Trần, “Công nghệ bê tông”, Nhà xuất bản Xây dựng 07/2005.
  2. Bộ Xây Dựng, “Ngành bê tông sẽ phải dùng cốt liệu tái chế thay thế đến 60% nguyên liệu thiên nhiên”, Hội nghị thường niên của Hiệp hội bê tông Việt Nam, 2020.
  3. E.J. Anthony, G. Brunier, M. Besset, M. Goichot, P. Dussouillez, V.L. Nguyen, “Linking rapid erosion of the Mekong river delta to human activities”, Scientific Reports, vol. 5, 2015, 14745.
  4. C.A. Hồ, T.H. Nguyễn, “Phân tích rủi ro do khai thác cát trên sông Thị Tính”, Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một, số 1, 2011, trang 98–104.
  5. T.L. Nguyễn, N.L. Nguyễn. V.N. Nguyễn, D.K Nguyễn, V.K. Nguyễn, Đ.H. Phùng, “Ảnh hưởng của tro bay thay thế một phần xi măng đến tính chất của bê tông thương phẩm”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng, tập 14, số 4V, 2020, trang 96–105.
  6. C.C. Đoàn, P.N. Nguyễn, V.K. Trần, T.P. Huỳnh, “Ảnh hưởng hàm lượng tro bay thay thế một phần xi măng đến các tính chất của bê tông cường độ cao”, Tạp chí Vật liệu và Xây dựng, tập 11, số 4, 2021, trang 6–12.
  7. S.H. Sathawane, V.S. Vairagade, K.S. Kene, “Combine effect of rice husk ash and fly ash on concrete by 30% cement replacement”, Procedia Engineering 51, 2013, 35–44.
  8. M. Barbuta, R. Bucur, A.A. Serbanoiu, S. Scutarasu, A. Burlacu, “Combined effect of fly ash and fibers on properties of cement concrete”, Procedia Engineering 181, 2017, 280–284.
  9. Bộ Khoa học và Công nghệ, “TCVN 2682:2020 Xi măng Portland”, 2020.
  10. Bộ Khoa học và Công nghệ, “TCVN 10302:2014 Phụ gia hoạt tính tro bay dùng cho bê tông, vữa xây và xi măng”, 2014.
  11. Bộ Khoa học và Công nghệ, “TCVN 4506:2012 Nước cho bê tông và vữa”, 2012.
  12. Bộ Khoa học và Công nghệ, “TCVN 7570:2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật”, 2006.
  13. Bộ Khoa học và Công nghệ, “TCVN 8826:2011 Phụ gia hóa học cho bê tông”, 2011.
  14. T.Đ.K. Nguyễn, P.T. Bùi, N.T. Nguyễn, “Nghiên cứu ảnh hưởng hàm lượng chất hoạt hóa Natri Sulfat đến cường độ chịu nén của chất kết dính có sử dụng hàm lượng lớn tro bay”, Tạp chí Vật liệu và Xây dựng, tập 12, số 5, 2022, trang 25–30.
  15. ACI Committee 211, “Standard practice for selecting proportions for normal, heavyweight, and mass concrete”, 2002.
  16. Bộ Khoa học và Công nghệ, “TCVN 3105:2022 Hỗn hợp bê tông và bê tông – Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử”, 2022.
  17. Bộ Khoa học và Công nghệ, “TCVN 3106:2022 Hỗn hợp bê tông nặng – Phương pháp thử độ sụt”, 2022.
  18. Bộ Khoa học và Công nghệ, “TCVN 3115:2022 Bê tông nặng – Phương pháp xác định khối lượng thể tích”, 2022.
  19. Bộ Khoa học và Công nghệ, “TCVN 3118:2022 Bê tông – Phương pháp xác định cường độ chịu nén”, 2022.
  20. T.H. Lưu, C.A. Đào, L.T. Hoàng, H.L. Nguyễn, N. Inoue, “Ảnh hưởng của cốt liệu được chế tạo từ tro bay thay thế cát tự nhiên tới một số tính chất của vữa xi măng”, Tạp chí Vật liệu và Xây dựng, tập 11, số 6, 2021, trang 42–48.
  21. P.N. Huỳnh, H.T. Vũ, “Xử lý đá phế phẩm thành cát nghiền và nghiên cứu tính công tác của hỗn hợp bê tông thương phẩm sử dụng cát nghiền”, Tạp chí Vật liệu và Xây dựng, Tạp chí số 1, 2021, trang 35–40.
  22. V.H. Lê, T.T. Lê, V.T. Nguyễn, “Nghiên cứu sử dụng hạt vi cầu rỗng từ tro bay thay thế một phần cốt liệu nhỏ cho chế tạo bê tông nhẹ chịu lực”, Tạp chí Vật liệu và Xây dựng tập 11, số 6, 2021, trang 21–27.