##common.pageHeaderLogo.altText##
Tạp chí Vật liệu và Xây dựng - Bộ Xây dựng

ISSN:

Website: www.jomc.vn

Đánh giá các phương án móng cọc công trình thủy lợi tại Đồng bằng sông Cửu Long

Lê Đại Duy , Nguyễn Thái An , Lâm Tấn Phát , Cao Tấn Ngọc Thân , Trần Văn Tỷ

Tóm tắt

Nghiên cứu này nhằm đánh giá các phương án móng cọc công trình thủy tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Các tài liệu thu thập như địa hình, địa chất, thuỷ văn và kích thước công trình thuộc bốn tỉnh thuộc ĐBSCL (An Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long và Cà Mau) đã được thu thập để tiến hành tính toán và so sánh về mặt kinh tế và kỹ thuật giữa các phương án cọc. Các phương án cọc bao gồm: cọc đứng, cọc xiên hai bên và cọc xiên chéo lớn. Kết quả về tiết diện, số lượng và chiều dài cọc tại các cống cho thấy xu hướng giảm số lượng cọc của phương án cọc xiên chéo lớn nhiều hơn các phương án cọc khác khi chiều dài cọc tăng. Ngoài ra, kết quả so sánh về kinh tế - kỹ thuật cho thấy yếu tố địa chất và tỷ lệ lực ngang/lực đứng (N/P) ảnh hưởng nhiều đến việc lựa chọn phương án cọc tối ưu. Trường hợp nghiên cứu tại bốn cống cho thấy khi N/P nhỏ hơn 0,11 phương án cọc đứng tối ưu về mặt kinh tế; và phương án cọc xiên hai bên tối ưu về mặt kỹ thuật. Tuy nhiên, khi N/P lớn hơn 0,13 thì phương án cọc xiên chéo lớn là tối ưu về mặt kinh tế và kỹ thuật.

Tài liệu tham khảo

  1. Peters, S., & Henckes, C. (2017). Saving the Mekong Delta. D+C, development and cooperation, 44 (5/6), 35-36.
  2. Anthony, E. J., Brunier, G., Besset, M., & Goichot, M. (2015). Linking rapid erosion of the Mekong River delta to human activities. Nature Publishing Group, 1–12. https://doi.org/10.1038/srep14745.
  3. Takagi, Hiroshi, Thao, N. D., & Esteban, M. (2014). Tropical Cyclones and Storm Surges in Southern Vietnam. In Coastal Disasters and Climate Change in Vietnam: Engineering and Planning Perspectives. Elsevier Inc.
  4. Trương Đình Dụ (2014). Đập trụ đỡ. NXB Nông nghiệp.
  5. Trần Văn Thái và Nguyễn Đình Trường (2017). Tính toán móng cọc xuyên chéo lớn đập trụ đỡ. NXB Khoa học và Kỹ thuật.
  6. Cheng, Y. M., Lansivaara, T., & Wei, W. B. (2007). Two-dimensional slope stability analysis by limit equilibrium and strength reduction methods. Computers and Geotechnics, 34(3), 137–150.
  7. Tu, Y., Liu, X., Zhong, Z., & Li, Y. (2016). New criteria for defining slope failure using the strength reduction method. Engineering Geology, 212, 63–71.
  8. Yuan, W., Bai, B., Li, X. C., & Wang, H. Bin. (2013). A strength reduction method based on double reduction parameters and its application. Journal of Central South University, 20(9), 2555–2562.

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả