##common.pageHeaderLogo.altText##
Tạp chí Vật liệu và Xây dựng - Bộ Xây dựng

ISSN:

Website: www.jomc.vn

Đánh giá ổn định tuyến kè giảm sóng và tuyến đê khu vực biển Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng

Trương Hoài Vũ , Lâm Tấn Phát , Trần Văn Tỷ

Tóm tắt

Nghiên cứu này được tiến hành với mục tiêu là đánh giá độ ổn định của tuyến kè chắn sóng và tuyến đê được xây dựng tại khu vực biển thĩ xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Quá trình đánh giá được thực hiện trên phần mềm Plaxis nhằm tính toán mô phỏng độ ổn định của tuyến kè giảm sóng và tuyến đê biển bằng phương pháp phần tử hữu hạn. Quá trình phân tích độ ổn định của các công trình dựa trên các kịch bản của công tác quy hoạch, với sáu kịch bản tính toán cho kè giảm sóng và năm kịch bản cho tuyến đê biển phía trong kè. Kết quả của nghiên này cho thấy độ ổn định của mô hình kè ly tâm giảm sóng rất cao (Hệ số FS>2,70). Tuy nhiên sau hai năm vận hành công trình có hiện tượng xói chân kè phía biển, bồi tụ phía trong dẫn đến suy giảm hệ số an toàn (FS=1,54). Do đó nghiên cứu đề xuất giảm chiều dài cọc ly tâm từ 9 m về 7 m đồng thời gia cố đá học tự do chân kè phía biển. Giải pháp này là khả thi với kết quả kiểm tra tính ổn định có hệ số an toàn cao (FS=2,10). Tuyến đê biển phía trong kè giảm sóng có nguy cơ bị mất ổn định nếu chịu tác động trực tiếp từ sóng biển. Do đó cần xây dựng công trình kè giảm sóng trước khi tiến hành nâng cấp tuyến đê thành đường giao thông theo quy hoạch

Tài liệu tham khảo

  1. Takagi, H., Thao, N. D., Esteban, M., Tam, T. T., Knaepen, H. L., Mikami, T., & Yamamoto, L. (2013). Coastal Disaster Risk in Southern Vietnam: The problem of coastal development and the need for better coastal planning. Geneva, Switzerland, 30pp.
  2. Ty, T. V., Duy, D. V., Phat, L. T., Minh, H. V. T., Thanh, N. T., Uyen, N. T. N., & Downes, N. K. (2024). Coastal Erosion Dynamics and Protective Measures in the Vietnamese Mekong Delta. Journal of Marine Science and Engineering, 12(7), 1094.
  3. Takagi, H., Ty, T. V., Thao, N. D., & Esteban, M. (2015). Ocean tides and the influence of sea‐level rise on floods in urban areas of the Mekong Delta. Journal of Flood Risk Management, 8(4), 292-300.
  4. Van Ty, T., Van Duy, D., Hong, H. T. C., Nam, N. D. G., Minh, H. V. T., Van Thinh, L., ... & Trung, N. H. (2022, December). Monitoring Shoreline Changes in the Vietnamese Mekong Delta Coastal Zone Using Satellite Images and Wave Reduction Structures. In European Spatial Data for Coastal and Marine Remote Sensing: Proceedings of International Conference EUCOMARE 2022-Saint Malo, France (pp. 171-190). Cham: Springer International Publishing.
  5. Thanh, V. Q., Reyns, J., Van, S. P., Anh, D. T., Dang, T. D., & Roelvink, D. (2019). Sediment transport and morphodynamical modeling on the estuaries and coastal zone of the Vietnamese Mekong Delta. Continental Shelf Research, 186, 64-76.
  6. Pham, H. T., & Bui, L. T. (2023). Mechanism of erosion zone formation based on hydrodynamic factor analysis in the Mekong Delta coast, Vietnam. Environmental Technology & Innovation, 30, 103094.
  7. Kathiresan K. (2012), Importance of Mangrove Ecosystem. International Journal of Marine Science Vol.2, No.10, 70-89.
  8. Winterwerp, J.C., Erftemeijer, P.L.A., Suryadiputra, N., van Eijk, P., and Liquan Zhang. (2013), Defining Eco-Morphodynamic Requirements for Rehabilitating Eroding Mangrove-Mud Coasts. Wetlands 33, pp. 515-526.
  9. Nghĩa, N.V., Minh, H.V.T., Luận, T.C., & Tỷ, T.V. (2020). Đánh giá hiệu quả giảm sóng của kè Busadco: trường hợp nghiên cứu tại Biển Đông và Biển Tây tỉnh Cà Mau. Tạp chí xây dựng, 198–205.
  10. Thuận, N.N., Tỷ, T.V., Hừng, T.V., Hồng, H.T.C., Nhạn, H.N., Lâm, T.H., Duy, Đ.V., Hải, T.K., Tuấn, T.V., & Quảng, T.M. (2021). Đánh giá hiệu quả của các công trình kè giảm sóng tại bờ biển Tây tỉnh Cà Mau. Tạp chí Khí tượng Thủy văn,732, 93-105.
  11. Trung, T.Q., Bắc, L.V., Phát, L.T., Duy, Đ.V., & Tỷ, T.V. (2023). Phân tích ổn định của các loại kè giảm sóng tạo bồi tại bờ biển Tây, tỉnh Cà Mau. Tạp chí Vật liệu và Xây dựng-Bộ Xây dựng, 13(05), 57-Trang.
  12. Tú, L.X., Dương, Đ.V., &Tùng, L.T. (2020). Đánh giá tình hình sạt lở, hệ thống bảo vệ bờ biển ở Đồng bằng sông Cửu Long và định hướng giải pháp bảo vệ. Tuyển tập kết quả khoa học và công nghệ 2019-2020. Số 21.
  13. Chương, L.T., Tú, L.X., &Dương, Đ.V. (2020). Quá trình biến đổi năng lượng sóng của đê giảm sóng dạng hở và dạng kín trên mô hình máng sóng. Tuyển tập kết quả khoa học và công nghệ 2019-2020. Số 21
  14. Tú, L.X., & Dương, Đ.V. (2020). Nghiên cứu khả năng truyền sóng của đê kết cấu cọc ly tâm đổ đá hộc trên mô hình máng sóng. Tạp chí khoa học và công nghệ thủy lợi, 58.
  15. Hậu, L.M., Phát, L.T, Duy, Đ.V., Lavane, K. & Tỷ, T.V. (2023), Đánh giá hiệu quả của kè giảm sóng tại bờ biển Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ, số 59 (2023): 286-295.
  16. Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng-Quyết định1545 /QĐ-UBND ngày 10/6/2020 về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình gia cố đoạn sạt lở bờ biển đặc biệt nguy hiểm từ Cống số 2 đến Cống số 4, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
  17. Bộ NN&PTNT - Tiêu chuẩn Việt nam TCVN 9901:2023 Công trình đê biển-Yêu cầu thiết kế.
  18. Bộ XD – Thông tư 06/2021 ngày 30/6/2021 qui định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư.
  19. Thủ tướng Chính phủ - Quyết định 995/QĐ-TTg ngày 25/8/2023 về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021 – 2030.
  20. Bộ GTVT - Tiêu chuẩn Cơ sở TCCS 41:2022 Qui trình khảo sát và thiết kế đường ô tô trên nền đất yếu.
  21. Bộ XD - Tiêu chuẩn Việt nam TCVN 11823:2017 Tiêu chuẩn thiết kế cầu

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả