##common.pageHeaderLogo.altText##
Tạp chí Vật liệu và Xây dựng - Bộ Xây dựng

ISSN:

Website: www.jomc.vn

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị bất động sản công nghiệp ở khu vực phía Nam Việt Nam bằng phương pháp hồi quy

Nguyễn Anh Thư , Trần Duy Khánh

Tóm tắt

Gần đây, Bất động sản công nghiệp ở Việt Nam phát triển rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc phát triển quá mạnh mẽ như vậy dẫn đến tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị bất động sản công nghiệp cụ thể là khu vực phía Nam Việt Nam là cần thiết và mang ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Nghiên cứu này được tiến hành qua 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, hai mươi lăm yếu tố được yêu cầu đánh giá mức độ ảnh hưởng đến giá trị bất động sản công nghiệp dựa trên các số liệu thu thập được từ 104 người các nhà đầu tư,đơn vị người có kinh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp thông qua 5 nhóm yếu tố chính là: chất lượng, chi phí, vị thế, khách quan và yếu tố khác. Tiến hành kiểm định trị trung bình để đánh giá các yếu tố nào ảnh hưởng sau đó kiểm định thang đo được tiến hành để đánh giá sự phù hợp của thang đo. Phân tích nhân tố là bước cuối cùng ở giai đoạn 1 để rút gọn các yếu tố và xác định được chín nhân tố chính ảnh hưởng cũng như các yếu tố ẩn sau các nhân tố chính đó. Giai đoạn. Ở giai đoạn 2, từ chín nhân đã được xác nhận ở giai đoạn 1, tiến hành thu thập dữ liệu của 64 nhà xưởng ở Tp Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận phía Nam. Sau khi loại các giả thuyết ban đầu không có ý nghĩa thống kê ra khỏi mô hình. Mô hình hồi quy cuối cùng với các trọng sổ của các giả quyết đều có ý nghĩa thống kê được thiết lập. Kết quả phân tích các nhân tố ở giai đoạn 1 đã bộc lộ được nhiều khía cạnh tiềm ẩn bên trong thực sự ảnh hưởng đến giá trị bất động sản công nghiệp ở khu vực phía Nam. Nghiên cứu cũng đã xây dựng được một hình ước lượng giá trị bất động sản công nghiệp ở phía Nam.

Tài liệu tham khảo

  1. . Diewert, W.E. & Shimizu (2016), Hedonic regression models for Tokyo condominium sales, Regional Science an Urban Economics 60 (2016), p.300 -315.
  2. . E.Candas, S.B.Kalkan & T.Yomralioglu (2015)
  3. . Babawale, G.K. (2011), The impact of Neighbourhood Churches on House Prices, Journal of Sustainable Development Vol 4, No. 1, p.246-253
  4. . Cupal M (2014), The Comparative Approach theory for real estate valuation, Procedia – Social and Behavioral Sciences 109 (2014), p.19-237.
  5. . Kim (2007), North versus South: The impact of social norms in the market pricing of private property rights in Vietnam, World Development, Vol. 35, No. 12, p.2079-2095.
  6. . Rosen (1974), Hedonic Prices and Implicit Markets: Product Differentiation in Pure Competition, Journal of Political Economy, Vol. 82, p. 34 - 55.
  7. . Schlapfer, F., Waltert, F., Segura, L. & Kienast, F. (2015), Valuation of landscape amenities: A hedonic pricing analysis of housing rents in urban, suburban and periurban Switzerland, Lanscape and Urban Planing 141 (2015), p.24 – 40.
  8. . Lục Mạnh Hiển (2014), Định giá nhà ở xây dựng mới ở các doanh nghiệp đầu tư, xây dựng và kinh doanh nhà ở, Luận văn tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
  9. . Hà Văn Dũng và Phùng Thị Thu Hà (2016), Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến giá bất động sản, tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 11/2016.
  10. . Hoàng Hữu Phê, Patrick Wakely (2011), Vị thế, chất lượng và sự lựa chọn khác: Tiến tới một lý thuyết mới về vị trí dân cư đô thị:, tạp chí Đô thị học, xuất bản tại Vương quốc Anh, Vol. 37, No. 1.
  11. . Lê Thị Thu Hương (2015), Các nhân tố ảnh hưởng đến giá nhà ở tại Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc Sĩ, Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.
  12. . Tăng Gia Miêu (2015), Ứng dụng mô hình Hedonic xác định các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị nhà ở trên địa bàn quận 11, Tp. Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc Sĩ, Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh
  13. . Nguyễn Quốc Nghi (2012), Ứng dụng mô hình Hedonic xác định các nhân tố ảnh hưởng đến giá nhà cho thuê ở thành phố Cần Thơ, kỷ yếu khoa học, p.186-194.
  14. . Trần Thị Thu Vân và Nguyễn Thị Giang (2011), Ứng dụng mô hình Hedonic về các yếu tố ảnh hưởng tới giá bất động sản tại TP. Hồ Chí Minh, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 254, p.18 – 23.

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả